LIÊN HIỆP QUỐC —
Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc Samantha Power đã đến thủ đô Bangui của Cộng hòa Trung Phi, tại đây bà sẽ gặp các giới chức chính phủ và giới lãnh đạo xã hội dân sự để thảo luận về các cuộc giao tranh đã gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn và còn đang lan rộng hơn nữa. Từ Liên Hiệp Quốc, Thông tín viên Margaret Besheer của VOA gửi về bài tường thuật sau đây.
Đại sứ Power và một phái đoàn nhỏ đã tới thủ đô Bangui trong một chuyến đi thăm một ngày không báo trước hôm thứ Năm.
Trong một cuộc hội thoại tại một trạm dừng chân ở thành phố Abuja bên Nigeria, bà Power nói với các nhà báo rằng giải giới các nhóm đã nuôi dưỡng bạo lực tại Cộng hòa Trung Phi, là điều thiết yếu để ổn định hóa tình hình nước này.
“Tình hình bạo động trong thời gian qua đã rất tàn bạo, bạo động hầu như hoàn toàn nhắm vào thường dân và ngày càng có tính cách phe phái. Chúng tôi tin rằng chỉ có giải giới mới có thể chấm dứt được bạo động.”
Hồi tháng Ba, Cộng hòa Trung Phi rơi vào tình trạng xáo trộn sau khi phe nổi dậy, phần lớn là tín đồ Hồi giáo được biết đến dưới tên Seleka, lật đổ Tổng Thống Francois Bozize. Các vụ hôi của và giết chóc kéo dài nhiều tháng đã dẫn tới các vụ giao tranh trong nội bộ các cộng đồng, giữa các đồng minh của ông Bozize và các lực lượng dân quân Cơ đốc giáo, gọi là nhóm chống balaka, đối đầu với nhóm Seleka trong các cuộc tấn công trả đũa.
Tháng này, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã phê chuẩn việc triển khai 6000 binh sĩ Phi Châu và 1,600 binh sĩ Pháp tới Cộng hòa Trung Phi để giúp dẹp bạo động. Chuyến đi thăm của Đại sứ Power trùng hợp với việc chính thức triển khai lực lượng Châu Phi, được biết đến dưới tên MISCA. Hoa Kỳ đã cung cấp 100 triệu đôla để giúp hỗ trợ và trang bị cho chiến dịch này.
Nếu người Pháp và Phi Châu không thể ổn định tình hình, Liên Hiệp Quốc có thể triển khai một lực lượng gìn giữ hòa bình trong năm tới.
Đại sứ Power đã đoạt một giải Pulitzer cho quyển sách của bà về đề tài diệt chủng. Tựa đề quyển sách là “A Problem from Hell”, xin tạm dịch là “Một Vấn đề từ Địa ngục”. Bà Power là một tiếng nói mạnh mẽ bảo vệ nhân quyền trong chính phủ của Tổng Thống Obama. Bà bày tỏ quan tâm đối với hơn 200,000 người tỵ nạn, và nửa triệu người đã bị buộc phải dời cư bên trong lãnh thổ Cộng hòa Trung Phi. Bà lưu ý rằng Liên Hiệp Quốc đã viện trợ nước này hơn 23 triệu đôla trong năm nay cho các công tác nhân đạo, và thêm nhiều viện trợ khác nữa sẽ tiếp tục được gửi tới để giúp nước này trong năm 2014.
Đại sứ Power nói thế giới đã phải chứng kiến những hành động tàn bạo trước đây, và có trách nhiệm phải ngăn chận tình hình tại Cộng hòa Trung Phi trở nên xấu đi hơn nữa.
“Những sự so sánh trực tiếp với các cuộc khủng hoảng trong quá khứ chắc chắn sẽ có sai lầm, nhưng điều đáng lưu ý là Somalia đã cho chúng ta biết điều gì có thể xảy ra tại một nước thất bại, và Rwanda đã cho chúng ta thấy điều gì có thể xảy ra tại một đất nước bị phân hóa nghiêm trọng. Nhân dân Cộng hòa Trung Phi đang đứng trước nguy cơ lớn, và tất cả chúng ta có trách nhiệm phải họp lại để giúp họ tránh rơi xuống hố sâu.”
Một giới chức chính phủ cao cấp đi cùng Đại sứ Power nói rằng chính phủ của Tổng Thống Obama hết sức lo ngại về bản chất phe phái của các vụ bạo động tại Cộng hòa Trung Phi. Giới chức này nói thêm rằng những kẻ vi phạm nhân quyền phải bị trừng phạt.
Chính phủ Hoa Kỳ hy vọng tình hình an ninh sẽ ổn định hóa trong những tuần sắp tới, để vật phẩm cứu trợ thiết yếu có thể tới tay của thường dân tại các khu vực bị cô lập, và bị tác động tại Cộng hòa Trung Phi, để có thể ngăn chận thêm nhiều hành vi tàn bạo hơn nữa. Giới chức này nói Washington muốn thấy an ninh được vãn hồi, và các đường ranh giới được kiểm soát, để các phần tử cực đoan không tìm cách lợi dùng tình hình rối loạn chính trị.
Đại sứ Power và một phái đoàn nhỏ đã tới thủ đô Bangui trong một chuyến đi thăm một ngày không báo trước hôm thứ Năm.
Trong một cuộc hội thoại tại một trạm dừng chân ở thành phố Abuja bên Nigeria, bà Power nói với các nhà báo rằng giải giới các nhóm đã nuôi dưỡng bạo lực tại Cộng hòa Trung Phi, là điều thiết yếu để ổn định hóa tình hình nước này.
“Tình hình bạo động trong thời gian qua đã rất tàn bạo, bạo động hầu như hoàn toàn nhắm vào thường dân và ngày càng có tính cách phe phái. Chúng tôi tin rằng chỉ có giải giới mới có thể chấm dứt được bạo động.”
Hồi tháng Ba, Cộng hòa Trung Phi rơi vào tình trạng xáo trộn sau khi phe nổi dậy, phần lớn là tín đồ Hồi giáo được biết đến dưới tên Seleka, lật đổ Tổng Thống Francois Bozize. Các vụ hôi của và giết chóc kéo dài nhiều tháng đã dẫn tới các vụ giao tranh trong nội bộ các cộng đồng, giữa các đồng minh của ông Bozize và các lực lượng dân quân Cơ đốc giáo, gọi là nhóm chống balaka, đối đầu với nhóm Seleka trong các cuộc tấn công trả đũa.
Tháng này, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã phê chuẩn việc triển khai 6000 binh sĩ Phi Châu và 1,600 binh sĩ Pháp tới Cộng hòa Trung Phi để giúp dẹp bạo động. Chuyến đi thăm của Đại sứ Power trùng hợp với việc chính thức triển khai lực lượng Châu Phi, được biết đến dưới tên MISCA. Hoa Kỳ đã cung cấp 100 triệu đôla để giúp hỗ trợ và trang bị cho chiến dịch này.
Nếu người Pháp và Phi Châu không thể ổn định tình hình, Liên Hiệp Quốc có thể triển khai một lực lượng gìn giữ hòa bình trong năm tới.
Đại sứ Power đã đoạt một giải Pulitzer cho quyển sách của bà về đề tài diệt chủng. Tựa đề quyển sách là “A Problem from Hell”, xin tạm dịch là “Một Vấn đề từ Địa ngục”. Bà Power là một tiếng nói mạnh mẽ bảo vệ nhân quyền trong chính phủ của Tổng Thống Obama. Bà bày tỏ quan tâm đối với hơn 200,000 người tỵ nạn, và nửa triệu người đã bị buộc phải dời cư bên trong lãnh thổ Cộng hòa Trung Phi. Bà lưu ý rằng Liên Hiệp Quốc đã viện trợ nước này hơn 23 triệu đôla trong năm nay cho các công tác nhân đạo, và thêm nhiều viện trợ khác nữa sẽ tiếp tục được gửi tới để giúp nước này trong năm 2014.
Đại sứ Power nói thế giới đã phải chứng kiến những hành động tàn bạo trước đây, và có trách nhiệm phải ngăn chận tình hình tại Cộng hòa Trung Phi trở nên xấu đi hơn nữa.
“Những sự so sánh trực tiếp với các cuộc khủng hoảng trong quá khứ chắc chắn sẽ có sai lầm, nhưng điều đáng lưu ý là Somalia đã cho chúng ta biết điều gì có thể xảy ra tại một nước thất bại, và Rwanda đã cho chúng ta thấy điều gì có thể xảy ra tại một đất nước bị phân hóa nghiêm trọng. Nhân dân Cộng hòa Trung Phi đang đứng trước nguy cơ lớn, và tất cả chúng ta có trách nhiệm phải họp lại để giúp họ tránh rơi xuống hố sâu.”
Một giới chức chính phủ cao cấp đi cùng Đại sứ Power nói rằng chính phủ của Tổng Thống Obama hết sức lo ngại về bản chất phe phái của các vụ bạo động tại Cộng hòa Trung Phi. Giới chức này nói thêm rằng những kẻ vi phạm nhân quyền phải bị trừng phạt.
Chính phủ Hoa Kỳ hy vọng tình hình an ninh sẽ ổn định hóa trong những tuần sắp tới, để vật phẩm cứu trợ thiết yếu có thể tới tay của thường dân tại các khu vực bị cô lập, và bị tác động tại Cộng hòa Trung Phi, để có thể ngăn chận thêm nhiều hành vi tàn bạo hơn nữa. Giới chức này nói Washington muốn thấy an ninh được vãn hồi, và các đường ranh giới được kiểm soát, để các phần tử cực đoan không tìm cách lợi dùng tình hình rối loạn chính trị.