Hoa Kỳ đang chống chủ nghĩa khủng bố tại châu Phi bằng một lối “tuyên truyền thay thế” và “những kịch bản thay thế”, theo như tuyên bố của Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Tara Sonenshine.
Trong một cuộc phỏng vấn với Đài VOA, bà Sonenshine nói mục đích là giúp người châu Phi thấy những con đường thay thế chủ nghĩa cực đoan, như là giáo dục, việc làm và chăm sóc sức khỏe.
Bà Sonenshine nói: “Nhiệm vụ của chúng ta là tạo ra những cơ hội này và đẩy lùi những tuyên truyền của các phần tử khủng bố bạo động.”
Nhận xét của bà Sonenshine được đưa ra vào lúc các tổ chức chủ chiến tiến hành một loạt các cuộc tấn công gây tử vong tại châu Phi để tạo chân đứng trong vùng.
Những tổ chức này bao gồm Boko Haram, một giáo phái chủ chiến Hồi giáo chịu trách nhiệm về cái chết của hơn 1.000 người tại miền bắc Nigeria kể từ năm 2009; và al-Shabab, một tổ chức có liên hệ đến al-Qaida đã thực hiện nhiều cuộc tấn công tự sát và du kích để nổi dậy chống lại chính phủ Somalia.
Bà Sonenshine nói điều quan trọng là mang đến những khuôn mẫu giáo dục và kinh doanh đến những vùng như miền bắc Nigeria, miền bắc Mali, nơi sự khác biệt về sắc tộc và kinh tế góp phần gây ra xáo trộn.
Lực lượng Pháp và châu Phi tiếp tục hỗ trợ binh sĩ Mali chống lại các phần tử chủ chiến Hồi giáo kiểm soát bắc Mali vào năm ngoái. Pháp can thiệp vào vùng này tháng Giêng năm nay vào lúc các phần tử chủ chiến bắt đầu tiến về thủ đô Bakamo của Mali.
Bà Sonenshine nói một con đường khác mà Hoa Kỳ có thể trợ giúp là hợp tác với những tổ chức khác để khuyến khích phát triển những xã hội dân sự, các định chế như hiệp hội nghề nghiệp và những tổ chức bênh vực công dân có thể giúp hỗ trợ cho dân chủ.
Bà Sonenshine nói bà xem xã hội dân sự như là một “cái bàn có chân” để đứng vững. Cách chân bao gồm tự do tín ngưỡng, tự do báo chí và tăng cường quyền lực cho phụ nữ.
Thứ trưởng ngoại giao Mỹ cũng bình luận về việc Trung Quốc bành trướng ảnh hưởng tại châu Phi.
Vào năm 2009, Trung Quốc vượt qua Hoa Kỳ để trở thành đối tác mậu dịch lớn nhất của châu Phi. Angola, Nam Phi và Sudan nằm trong số các quốc gia của châu lục này buôn bán nhiều nhất với Bắc Kinh.
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào hứa cho châu Phi vay thêm 20 tỉ đô la trong một hội nghị thượng đỉnh tại Bắc Kinh tháng 7 năm ngoái.
Bà Sonenshine nói việc tăng cường mối quan hệ mậu dịch Trung Quốc-Châu Phi không phải là điều Hoa Kỳ lo ngại, nhưng khiến Hoa Kỳ “ngồi thẳng dậy” và gia nhập cuộc chơi bằng cách tăng thêm nguồn lực cho chính sách ngoại giao quần chúng.
Ba Sonenshine nói: “Tôi nghĩ đây là một thách đố tốt.”
Được hỏi điều gì bà xem như thách thức lớn nhất của bà trong việc đưa ra hình ảnh của nước Mỹ trên toàn thế giới, trong bối cảnh của chủ nghĩa cực đoan bạo động gia tăng và ảnh hưởng đang lên trên toàn thế giới của Trung Quốc, bà Sonenshine nói:
“Có nhiều việc phải làm. Thách thức là làm thế nào đến được với mọi người nơi họ đang sống, khi họ có lo âu về sức khỏe hay giáo dục hay việc làm hay kinh doanh hay đang làm từ thiện.”
Bà Sonenshine là Thứ trưởng ngoại giao đặc trách Ngoại giao Quần chúng và Giao tế Quần chúng.
Trách nhiệm của bà cũng bao gồm giám sát trung tâm Thông tin Chiến lược chống khủng bố. Trung tâm đáp ứng với những bình luận cực đoan trên mạng bằng cách chỉnh sửa những điều được xem là quan nhiệm sai lầm về Hoa Kỳ.
Bà Sonenshine cũng giám sát các chương trình trao đổi giáo dục, văn hóa và học thuật của Hoa Kỳ.
Bà đóng một vai trò quan trọng trong chương trình phát thanh phát hình ra nước ngoài của Hoa Kỳ. Bà là đại diện của Ngoại trưởng John Kerry tại Hội đồng Giám sát các cơ quan truyền thông của liên bang, trong đó có Đài VOA.
Trong một cuộc phỏng vấn với Đài VOA, bà Sonenshine nói mục đích là giúp người châu Phi thấy những con đường thay thế chủ nghĩa cực đoan, như là giáo dục, việc làm và chăm sóc sức khỏe.
Bà Sonenshine nói: “Nhiệm vụ của chúng ta là tạo ra những cơ hội này và đẩy lùi những tuyên truyền của các phần tử khủng bố bạo động.”
Nhận xét của bà Sonenshine được đưa ra vào lúc các tổ chức chủ chiến tiến hành một loạt các cuộc tấn công gây tử vong tại châu Phi để tạo chân đứng trong vùng.
Những tổ chức này bao gồm Boko Haram, một giáo phái chủ chiến Hồi giáo chịu trách nhiệm về cái chết của hơn 1.000 người tại miền bắc Nigeria kể từ năm 2009; và al-Shabab, một tổ chức có liên hệ đến al-Qaida đã thực hiện nhiều cuộc tấn công tự sát và du kích để nổi dậy chống lại chính phủ Somalia.
Bà Sonenshine nói điều quan trọng là mang đến những khuôn mẫu giáo dục và kinh doanh đến những vùng như miền bắc Nigeria, miền bắc Mali, nơi sự khác biệt về sắc tộc và kinh tế góp phần gây ra xáo trộn.
Lực lượng Pháp và châu Phi tiếp tục hỗ trợ binh sĩ Mali chống lại các phần tử chủ chiến Hồi giáo kiểm soát bắc Mali vào năm ngoái. Pháp can thiệp vào vùng này tháng Giêng năm nay vào lúc các phần tử chủ chiến bắt đầu tiến về thủ đô Bakamo của Mali.
Bà Sonenshine nói một con đường khác mà Hoa Kỳ có thể trợ giúp là hợp tác với những tổ chức khác để khuyến khích phát triển những xã hội dân sự, các định chế như hiệp hội nghề nghiệp và những tổ chức bênh vực công dân có thể giúp hỗ trợ cho dân chủ.
Bà Sonenshine nói bà xem xã hội dân sự như là một “cái bàn có chân” để đứng vững. Cách chân bao gồm tự do tín ngưỡng, tự do báo chí và tăng cường quyền lực cho phụ nữ.
Thứ trưởng ngoại giao Mỹ cũng bình luận về việc Trung Quốc bành trướng ảnh hưởng tại châu Phi.
Vào năm 2009, Trung Quốc vượt qua Hoa Kỳ để trở thành đối tác mậu dịch lớn nhất của châu Phi. Angola, Nam Phi và Sudan nằm trong số các quốc gia của châu lục này buôn bán nhiều nhất với Bắc Kinh.
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào hứa cho châu Phi vay thêm 20 tỉ đô la trong một hội nghị thượng đỉnh tại Bắc Kinh tháng 7 năm ngoái.
Bà Sonenshine nói việc tăng cường mối quan hệ mậu dịch Trung Quốc-Châu Phi không phải là điều Hoa Kỳ lo ngại, nhưng khiến Hoa Kỳ “ngồi thẳng dậy” và gia nhập cuộc chơi bằng cách tăng thêm nguồn lực cho chính sách ngoại giao quần chúng.
Ba Sonenshine nói: “Tôi nghĩ đây là một thách đố tốt.”
Được hỏi điều gì bà xem như thách thức lớn nhất của bà trong việc đưa ra hình ảnh của nước Mỹ trên toàn thế giới, trong bối cảnh của chủ nghĩa cực đoan bạo động gia tăng và ảnh hưởng đang lên trên toàn thế giới của Trung Quốc, bà Sonenshine nói:
“Có nhiều việc phải làm. Thách thức là làm thế nào đến được với mọi người nơi họ đang sống, khi họ có lo âu về sức khỏe hay giáo dục hay việc làm hay kinh doanh hay đang làm từ thiện.”
Bà Sonenshine là Thứ trưởng ngoại giao đặc trách Ngoại giao Quần chúng và Giao tế Quần chúng.
Trách nhiệm của bà cũng bao gồm giám sát trung tâm Thông tin Chiến lược chống khủng bố. Trung tâm đáp ứng với những bình luận cực đoan trên mạng bằng cách chỉnh sửa những điều được xem là quan nhiệm sai lầm về Hoa Kỳ.
Bà Sonenshine cũng giám sát các chương trình trao đổi giáo dục, văn hóa và học thuật của Hoa Kỳ.
Bà đóng một vai trò quan trọng trong chương trình phát thanh phát hình ra nước ngoài của Hoa Kỳ. Bà là đại diện của Ngoại trưởng John Kerry tại Hội đồng Giám sát các cơ quan truyền thông của liên bang, trong đó có Đài VOA.