Đường dẫn truy cập

Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ các cải cách của Sri Lanka


Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Nisha Biswal (trái) và Ngoại trưởng Sri Lanka Mangala Samaraweera tại một cuộc họp báo ở Colombo, ngày 2/2/2014.
Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Nisha Biswal (trái) và Ngoại trưởng Sri Lanka Mangala Samaraweera tại một cuộc họp báo ở Colombo, ngày 2/2/2014.

Một nhà ngoại giao cấp cao của Hoa Kỳ đang đi thăm Sri Lanka, đã cam kết hỗ trợ cho các kế hoạch cải cách chính trị và kinh tế của chính phủ nước này. Hai nước đang tiến tới việc tái thiết quan hệ, đã bị sứt mẻ dưới thời chính quyền trước của Sri Lanka khi nước này tiến gần hơn với Trung Quốc. Từ New Delhi, thông tín viên VOA Anjana Pasricha ghi nhận thêm chi tiết.

Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Hoa kỳ Nisha Biswal đã gặp ngoại trưởng Sri Lanka Mangala Samaraweera tại Colombo hôm thứ Hai, sau đó giới chức này của Sri Lnaka đã nhắc lại thông điệp nước ông chuyển đi kể từ thắng lợi bất ngờ trong tháng trước.

Ông Samaraweera nói: “Và chúng tôi muốn nâng quan hệ giữa hai nước chúng ta lên một mức thân hữu mới.”

Bà Biswal cũng nồng nhiệt biểu lộ đồng tình, và nói Sri Lanka có thể tin tưởng vào Hoa Kỳ như một đối tác và một người bạn “trên con đường đi tới.”

Bà Biswal cho biết: “Cho dù là về tái thiết kinh tế, về phòng chống tham nhũng và thăng tiến quản trị tốt, cũng như bảo đảm nhân quyền và sự tham gia dân chủ của tất cả các công dân, Hoa Kỳ đều đứng về phía Sri Lanka.”

Tổng thống Maithripala Sirisena đã hứa chương trình cải cách dân chủ trong 100 ngày, bao gồm việc hạn chế các quyền vượt trội của tổng thống. Ông đã bãi bỏ các hạn chế đối với báo chí và xã hội dân sự.

Ông Samaraweera nói: “Và chúng tôi muốn nâng quan hệ giữa hai nước chúng ta lên một mức thân hữu mới.”
Ông Samaraweera nói: “Và chúng tôi muốn nâng quan hệ giữa hai nước chúng ta lên một mức thân hữu mới.”

Chuyến thăm nối lại các hy vọng rằng bang giao giữa Sri Lanka và Hoa Kỳ có thể được hồi phục sau khi vấp phải trở ngại trong những năm gần đây khi cựu thủ tướng Mahinda Rajapaksa đẩy lui các nỗ lực do Tây phương dẫn đầu đòi tiến hành một cuộc điều tra quốc tế về nhân quyền đối với một chiến dịch quân sự đè bẹp Hổ Tamil năm 2009.

Trong khi chóng lại áp lực Tây phương, nhà lãnh đạo độc tài đã xây dựng quan hệ mật thiết với Trung Quốc.

Người đứng đầu Trung tâm Các Lựa chọn Chính sách ở Colombo, ông Paikaiasothy Saravanamuttu nói tân tổng thống đã cam kết giao tiếp lại với các nước Tây phương.

Ông nói: “Tổng thống đã nói rõ rằng chính sách đối ngoại thiên lệch ngả qua phía Trung Quốc, về việc tin tưởng và lệ thuộc vào họ và cần phải được tái quân bình để phục hồi thế cân bằng. Và tôi nghi là chúng ta sẽ tiếp tục bày tỏ rất nhiều quan tâm từ phía cộng đồng quốc tế ở phương Tây, là khu vực mà ông Rajapaksa đã đặc biệt đả kích.”

Các chuyên gia nói rằng Sri Lanka sẽ trông đợi những khoản lớn về đầu tư nước ngoài từ phía Hoa Kỳ và các nước Tây phương không trong khi Sri Lanka tìm cách củng cố nền kinh tế. Chính phủ cũ đã dựa quá nhiều vào việc tài trợ từ Trung Quốc cho các dự án hạ tầng cơ sở, nhưng chính phủ mới đã hứa sẽ duyệt lại một số các dự án đó.

Bà Biswal nói Sri Lanka có thể tin tưởng vào Hoa Kỳ như một đối tác và một người bạn “trên con đường đi tới.”
Bà Biswal nói Sri Lanka có thể tin tưởng vào Hoa Kỳ như một đối tác và một người bạn “trên con đường đi tới.”

Một chuyên gia về Nam Á ở New Delhi, ông S.D. Muni, nói sân khấu đã dọn sẵn để cải thiện bang giao giữa Sri Lanka và các nước Tây phương.

Ông Muni nói: “Colombo dưới thời ông Sirisena đã đưa ra những lời lẽ rất lịch sự để xoa dịu cả cộng đồng quốc tế lẫn Ấn Độ về vấn đề Tamil, về vấn đề điều tra nội bộ về các vụ vi phạm nhân quyền, về chuyện hợp tác với các cuộc điều tra của Liên Hiệp Quốc, do đó về tổng thể, tôi hy vọng bang giao sẽ nồng ấm hơn.”

Mặc dầu là một đảo quốc nhỏ ngoài khơi mỏm phía nam Ấn Độ, Sri Lanka nằm ở vị trí chiến lược trong Ấn Độ Dương ở ngay giao lộ của các tuyến đường biển giữa đông và tây.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG