Đường dẫn truy cập

Hoa Kỳ: Bờ vực tài chính phô bầy một trò chơi chính trị cũ kỹ


Thượng nghị sĩ Harry Reid nói chuyện với các nhà báo
Thượng nghị sĩ Harry Reid nói chuyện với các nhà báo
Mỗi ngày qua đi Hoa Kỳ lại tiến gần hơn đến bờ vực tài chính - một sự phối hợp giữa các khoản tăng thuế và cắt giảm công chi có thể đẩy đất nước trở lại tình trạng suy thoái. Vậy thì vì sao một số chính trị gia dường như vẫn cứ rề rà? Thông tín viên VOA Jeff Seldin phân tích lợi hại trong thái độ của các nhà lập pháp.

Từ diễn đàn Thượng viện hôm thứ năm, vang lên lời kêu gọi hành động của Trưởng khối Ða số Harry Reid, và lời trách cứ Chủ tịch Hạ viện John Boehner. Thượng nghị sĩ Reid nói:

Họ không có mặt ở thủ đô Washington. Hạ viện không có mặt ở đây. Thậm chí họ không quy tụ được cả những người lãnh đạo hồi hôm qua.. Ông John Boehner dường như quan tâm đến việc giữ chức chủ tịch nhiều hơn là giữ cho đất nước ở thế vững vàng tài chính. Ðiều đó quá rõ ràng. Thưa ông Chủ tịch, sự kiện gì đang xảy ra ở đây?

Nhưng điều cũng rõ ràng đối với nhiều chuyên gia phân tích ở Washington là cuộc vận động chính trị thường lệ vào lúc các nhà lập pháp tìm cách củng cố hậu thuẫn và thế lực của họ.

Trưởng ban biên tập Frank Newport của cuộc Viện thăm dò Gallup cho rằng không ai được củng cố nhiều hơn là Tổng thống Barack Obama. Ông nhận xét:

“Ngay lúc này, điểm ủng hộ thành tích của ông Obama về việc xử lý bờ vực tài chính và điểm ủng hộ thành tích toàn bộ của ông đang khá cao. Thực vậy, điểm ủng hộ thành tích của ông trong những ngày gần đây đã lên đến mức cao ngang với lúc ông vừa nhậm chức nhiệm kỳ đầu.”

Theo ông Newport, các nhà lập pháp Dân chủ cũng được điểm ủng hộ cao hơn, trong khi mức điểm dành cho các đảng viên Cộng Hoà vẫn đứng yên.

Ông Don Kettl, khoa trưởng khoa Chính sách Công tại trường Ðại học Maryland, nói rằng rút cục các chính trị gia muốn khi thoát khỏi cơn khủng hoảng này, thì họ có vẻ là người thắng cuộc, chỉ có điều là không dễ dàng như trước kia. Ông nói:

“Sẽ có những lời ngon ngọt được đưa ra. Một đập nước mới dành cho một quận hạt của vị nào đó; một xa lộ mới cho đơn vị của một vị khác; một chương trình khảo cứu mà ai đó đang theo đuổi. Nhưng chính sự kiện phần lớn những việc này có liên quan đến ngân sách cùng lúc với việc mọi người đều giữ nguyên vị trí về chi tiêu có nghĩa là rất khó mà đưa ra thêm những lời ngon ngọt ấy.”

Ngay lúc này, một số nhóm, như Uỷ ban đặc trách Ngân sách Liên bang có trách nhiệm, cảnh báo rằng bờ vực tài chính ngày càng mang ít ý nghĩa đối với những người có thể thắng cuộc mà ngả về ý nghĩa đối với những người thua cuộc nhiều hơn.

Ông Marc Golwein trong ủy ban này nói:

“Không phải các chính trị gia sẽ rơi xuống bờ vực tài chính. Mà là công chúng Mỹ. Là người chủ doanh nghiệp nhỏ và những người thọ thuế và các sinh viên và giáo viên.”

Ðối với phần lớn các công nhân, bờ vực tài chính có nghĩa là tiêu ít tiền hơn – vì bị trừ thuế nhiều hơn trên phiếu lương. Và đối với nhiều công ty cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho chính phủ liên bang, thì sẽ có nghĩa là ít công việc hơn, và kế đó là cắt giảm việc làm.

Và các chuyên gia nói rằng nếu điều đó xảy ra, thì chắc chắn là các chính trị cũng sẽ là người thua cuộc.

VOA Express

XS
SM
MD
LG