Đường dẫn truy cập

Hình ảnh một Đà Nẵng trong tương lai


Là thành phố đông dân thứ tư của Việt Nam, Đà Nẵng đang dần trở thành một điểm đến hấp dẫn cho nhiều khách du lịch. Mặc dù thành phố Đà Nẵng chưa được biết đến nhiều như Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh, chính quyền thành phố Đà Nẵng đang nỗ lực để đưa hình ảnh Đà Nẵng tới gần hơn với bạn bè quốc tế qua các điểm du lịch, thức ăn địa phương, và các dịch vụ khác. Và sau đây là một hình ảnh thành phố Đà Nẵng mới trong mắt báo chí quốc tế.

please wait

No media source currently available

0:00 0:06:47 0:00
Tải xuống

Chị Lê Hạ Uyên chưa bao giờ cảm thấy mệt mỏi khi phải đi len lỏi qua những con ngõ sâu hoắm hay những con phố chỉ để tìm cho ra một quán mì ngon.

Chị Uyên là một nhân viên ngoại giao 24 tuổi và đồng thời là một blogger chuyên viết về Đà Nẵng nói chung và ẩm thực Đà Nẵng nói riêng. Chị nói, Đà Nẵng sở hữu một nền ẩm thực phong phú, đa dạng, mỗi quán ăn đều có một cách chế biến riêng.

Du khách tới thăm Đà Nẵng thông thường bằng cách đi bằng đường bộ từ thành phố Hội An, cách đó 29 kilomet ở phía nam, nơi từng là một cửa khẩu thương mại, và được UNESCO công nhận là một trong những di tích văn hóa.

Một số người khác đến Đà Nẵng bằng cách lái xe từ thành phố Huế, nơi từng là kinh thành cũ của Việt Nam. Huế cũng là một di tích văn hóa được công nhận. Nơi đây lưu giữ những dấu ấn xưa của triều đại phong kiến tại Việt Nam.

Các tác phẩm điêu khắc ở Bảo tàng Champa, Đà Nẵng
Các tác phẩm điêu khắc ở Bảo tàng Champa, Đà Nẵng
Tuy nhiên, những cư dân Đà Nẵng và những người con Đà Nẵng sống ở nước ngoài nói rằng, thành phố ven biển Đà Nẵng, nơi từng là căn cứ không quân Mỹ trong chiến tranh, hiện đang thay da đổi thịt và trở thành một điểm đến hấp dẫn theo cách riêng của nó. Những nét quyến rũ của thành phố bao gồm các khu vực đi dạo ven sông, nơi mà người dân địa phương thường ngồi nhâm nhi cà phê đá; một viện bảo tàng trưng bày những hiện vật từ thời vương quốc Champa, thời đại cai quản khu vực ven biển miền trung và nam Việt Nam.

Và tất nhiên, đặc sản nổi tiếng của Đà Nẵng không thể không nói tới mì quảng và cơm gà, những món ăn không kém gì những đặc sản mặn đến từ Hà Nội hay ngọt từ thành phố Hồ Chí Minh. Chỉ cần chưa tới 200.000 đồng một ngày, tương đương khoảng $9.6, là du khách có thể thoải mái thưởng thức các món ăn khó có thể cưỡng lại bao gồm mì, đồ ăn vặt, đồ tráng miệng xuất hiện ở bất cứ góc phố nào ở Đà Nẵng.

Chị Uyên, trước khi về Việt Nam, đã từng sống ở Nhật Bản và Australia. Chị nói rằng, những món ăn ở Đà Nẵng và ở các vùng biển miền trung Việt Nam không được biết nhiều trên thế giới, đặc biệt khi được đem ra so sánh với những món ăn đến từ miền bắc hay miền nam. Chị nói đồ ăn ở đây xứng đáng được biết đến nhiều hơn.

Đà Nẵng, thành phố đông dân thứ tư ở Việt Nam, còn sở hữu một bãi biển hình trăng khuyết. Bãi biển này ban ngày khá thưa người, ngoại trừ một vài người Việt kiều chơi lướt sóng. Cho đến chiều tối, người dân bắt đầu kéo đến chơi bóng chuyền trên cát, hay đi dạo dọc biển; trong khi những người bán hàng rong tập trung quanh đó để bán bia và trứng luộc trong những thùng giữ nhiệt bằng xốp.

Ở phía xa ngoài khơi, những ngư dân đang chuẩn bị những chiếc thuyền thúng chèo ra biển Đông vào ban đêm để đánh bắt tôm, mực, giống như ông bà của họ đã làm từ thời trước khi Việt Nam thoát khỏi ách cai trị của Pháp năm 1954.

Ông Huỳnh Bá Sơn, một ngư dân 41 tuổi, đang chuẩn bị cho chuyến câu đêm cho biết, ông câu tất cả những gì bơi vào lưới.

Những chiếc thuyền bắt đầu rời bến khi trời chập tối, đi qua một khu chùa lớn. Tại khu chùa Linh Ứng Sơn Trà này có tượng Phật Bà Quan Âm cao 67m, cao nhất Việt Nam tính tới thời điểm hiện tại. Tượng được đặt trên đỉnh núi Sơn Trà, nhìn xuống những dãy nhà thấp, xen lẫn với những tòa nhà văn phòng, chìm trong ánh đèn điện xanh lung linh khắp thành phố Đà Nẵng. Theo truyền thuyết địa phương, Phật Bà Quan Âm bảo vệ thành phố khỏi những cơn bão càn quét xảy ra vào mùa đông, mùa mưa hàng năm. Giống như những tòa nhà sáng sủa khác của thành phố, tượng Phật Bà Quan Âm mới chỉ ba năm tuổi.

Cầu Thuận Phước ở Đà Nẵng
Cầu Thuận Phước ở Đà Nẵng
Theo tờ New York Times, thành phố Đà Nẵng, nơi trú ngụ của hơn 700.000 cư dân, đang hướng tới tương lai. Tại Đà Nẵng, hiện đã có ba cây cầu đang được xây cất, sân bay mới được trùng tu lại có chi nhánh đầu tiên của Burger King ở Việt Nam, đồng thời, các chuyến bay quốc tế tới những điểm đến lớn trong khu vực như Singapore, Seoul, Kuala Lumpur đang được xúc tiến thực hiện. Vào ngày 28/3 vừa qua, theo lịch trình ba chuyến một tuần, hãng bay Dragonair đã thực hiện chuyến bay đầu tiên giữa Đà Nẵng và Hồng Kông.

Ngoài ra, mỗi ngày sân bay Đà Nẵng đều có một số chuyến bay nội địa tới Hà Nội, thành phố Hồ Chí Mình, và một số thành phố khác của Việt Nam.

Đà Nẵng cũng là điểm dừng phổ biến dành cho những ai muốn đi dọc miền đất nước bằng tàu hỏa.

Hiện nay, chính quyền thành phố đang cố gắng nâng cao hình ảnh Đà Nẵng với bạn bè quốc tế bằng cách quảng bá thêm những khu nghỉ dưỡng cao cấp, những cuộc thi thể thao bao gồm một cuộc chạy marathon sẽ diễn ra vào ngày 1 tháng Chín tới.

Ngoài ra, theo trang điện tử Báo Đà Nẵng, trong Cuộc thi trình diễn Pháo hoa Đà Nẵng năm 2013, ngoài hai đêm trình diễn pháo hoa chính, ban tổ chức còn có các hoạt động phụ trợ, bao gồm nhiều sản phẩm du lịch mới như tuyến cáp treo thứ ba của Bà Nà, cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý, hoạt động thể thao biển, ngày hội đọc sách, chương trình biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh v..v..

Bên cạnh đó, thành phố Đà Nẵng đang xây dựng thêm một vài điểm đến du lịch mới, bao gồm một tượng Phật khổng lồ, một hệ thống thang máy bằng kính cao 50m, mà chỉ cần 30.000 đồng, du khách có thể được đưa lên đỉnh của ngôi chùa nằm hướng ra biển.

Một khu nghỉ mát ở Đà Nẵng
Một khu nghỉ mát ở Đà Nẵng
Các nhà phát triển nói rằng, vùng biển miền trung Việt Nam có nhiều công trình xây thêm các khu nghỉ mát sát biển, là điểm đến mới của Châu Á. Các chuỗi khách sạn quốc tế, bao gồm chuỗi Hyatt và InterContinental, gần đây đã khai trương những khu nghỉ mát dọc vùng duyên hải.

Trái ngược với sự thay đổi chóng mặt ở khu vực ven biển, vùng trung tâm Đà Nẵng tiếp nhận những sự thay đổi chậm rãi hơn. Trong lòng thành phố Đà Nẵng, những con phố vẫn còn những ngôi nhà sơn tường vàng đang mờ dần đi từ thời thuộc địa Pháp. Xe cộ trong thành phố cũng không hỗn loạn như ở Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh.

Thanh Hương, một người bán mì ở một cửa hiệu nhỏ gần khu đi dạo ven sông cho biết, cô vẫn chưa thấy nhiều sự thay đổi trong khu vực cô sống, ngoại trừ việc xuất hiện thêm những nhà hàng cao cấp mới mở ở phía bên kia đường.

Nói về công việc buôn bán, cô Hương nói, mọi người thích cách cô nấu, không quá mặn, cũng không quá nhạt.

Cô Hương nói rằng, cô và chồng cô, một cựu chiến binh, đã chuyển từ Huế ra sống tại Đà Nẵng kể từ năm 1968. Trong suốt 20 năm nay, cô đang cố gắng hoàn thiện dần công thức nấu món bánh canh của cô, với nước dùng làm từ cua, tôm, và thịt bò.

Không giống với những người bán hàng rong khác, cô Hương nói rằng, cô không bao giờ nấu sẵn mì rồi đun lại mà luôn nấu tươi, bất chấp việc có một khu chợ đồ ăn tấp nập khác chỉ cách đó có vài con phố. Một trong những khách quen của cô là blogger Uyên. Chị Uyên nói rằng, quán của cô Hương là một trong những quán ưu thích của chị.

Nguồn: New York Times, VOV, Báo Đà Nẵng.

VOA Express

VOA có ứng dụng mới

Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.

Tải ứng dụng VOA trên App StoreGoogle Play!

XS
SM
MD
LG