Hiệp định an ninh song phương giữa Hoa Kỳ và Afghanistan sẽ quyết định mức độ và tầm vóc về sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ tại Afghanistan sau năm 2014. Đây chẳng những là một vấn đề lớn giữa Washington và Kabul mà còn là một vấn đề rất quan trọng đối với an ninh vùng Nam Á. Thông tín viên Đài VOA Kokab Farshori giải thích sự có mặt hay không có mặt của lực lượng Hoa Kỳ có ý nghĩa như thế nào đối với vùng này, đặc biệt là đối với nước láng giềng Pakistan.
Hàng ngàn người đã thiệt mạng vì bạo động tại Pakistan kể từ khi Hoa Kỳ đổ quân vào Afghanistan vào năm 2001, để đáp trả cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9.
Pakistan đã trở thành một đồng minh ở tuyến đầu, dù đôi khi là một đồng minh khó khăn, trong cuộc chiến chống khủng bố.
Các đảng của phe Hồi Giáo ở Pakistan nói bạo động tại Pakistan là hậu quả trực tiếp của sự hợp tác của nước này với một chính phủ mà quân đội có mặt tại một nước láng giềng theo đạo Hồi. Những thành phần này nói quân đội Mỹ không nên có mặt tại Afghanistan sau năm 2014.
Ông Scott Smith thuộc Viện Hòa bình Hoa Kỳ nói lập trường đó không phù hợp với lợi ích của Pakistan:
“Mục đích của hiệp định an ninh song phương trên căn bản là huấn luyện lực lượng Afghanistan để họ có thể giúp duy trì ổn định tại Afghanistan. Do đó, nếu việc này tiến hành đúng theo kế hoạch, và nếu sự có mặt của quân đội Hoa Kỳ cho phép cung cấp tài trợ cho quân đội Afghanistan, là quân đội mà hiện nay chính phủ Afghanistan không thể trả được, thì lúc đó chúng ta sẽ có một nước Afghanistan ổn định hơn và điều đó cũng phù hợp với lợi ích của Pakistan.”
Trong một chuyến đi thăm Kabul mới đây, Thủ tướng Nawaz Sharif cố gắng xóa bỏ mối nghi ngại là Pakistan đang tìm cách ảnh hưởng đến quyết định của Afghanistan.
Tuy nhiên vai trò của Pakistan tại Afghanistan sẽ độc lập đối với sự hiện diện của Hoa Kỳ tại đây, theo như nhận xét của ông Anthony Cordesman, thuộcTrung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược. Ông nhận định:
“Pakistan sẽ không chấm dứt sự can thiệp vào những vấn đề của Afghanistan. Pakistan có vấn đề biên giới, vấn đề sắc tộc và vấn đề cạnh tranh với Ấn Độ. Pakistan xem chúng ta như tạm thời và có lẽ đó là nhận xét đúng.”
Chính phủ Pakistan nói họ không can thiệp vào những vấn đề của Afghanistan. Các nhà phân tích nói cuộc đột kích của Hoa Kỳ giết chết Osama bin Laden và những cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nhắm vào các nghi can khủng bố ở mọi nơi tại Pakistan là những lý do chính khiến Hoa Kỳ và Pakistan không thuận thảo với nhau.
Để phản đối những cuộc tấn công của máy bay không người lái, một đảng đối lập đang chận một trong những con đường tiếp vận của NATO vào Afghanistan.
Tuy nhiên những mối quan hệ đang được cải thiện và một thỏa thuận về những tuyến đường tiếp vận đang được thực hiện theo lời ông James Dobbins, Đặc sứ của Hoa Kỳ về Afghanistan và Pakistan:
“Chúng tôi có một thỏa thuận về những con đường thông tin liên lạc đến Afghanistan và thỏa thuận này tiếp tục được thi hành.”
Các chuyên gia nói sự bất định về hiệp định an ninh song phương gây phương hại không những cho Afghanistan nhưng cũng cho an ninh trong vùng nữa.
Hàng ngàn người đã thiệt mạng vì bạo động tại Pakistan kể từ khi Hoa Kỳ đổ quân vào Afghanistan vào năm 2001, để đáp trả cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9.
Pakistan đã trở thành một đồng minh ở tuyến đầu, dù đôi khi là một đồng minh khó khăn, trong cuộc chiến chống khủng bố.
Các đảng của phe Hồi Giáo ở Pakistan nói bạo động tại Pakistan là hậu quả trực tiếp của sự hợp tác của nước này với một chính phủ mà quân đội có mặt tại một nước láng giềng theo đạo Hồi. Những thành phần này nói quân đội Mỹ không nên có mặt tại Afghanistan sau năm 2014.
Ông Scott Smith thuộc Viện Hòa bình Hoa Kỳ nói lập trường đó không phù hợp với lợi ích của Pakistan:
“Mục đích của hiệp định an ninh song phương trên căn bản là huấn luyện lực lượng Afghanistan để họ có thể giúp duy trì ổn định tại Afghanistan. Do đó, nếu việc này tiến hành đúng theo kế hoạch, và nếu sự có mặt của quân đội Hoa Kỳ cho phép cung cấp tài trợ cho quân đội Afghanistan, là quân đội mà hiện nay chính phủ Afghanistan không thể trả được, thì lúc đó chúng ta sẽ có một nước Afghanistan ổn định hơn và điều đó cũng phù hợp với lợi ích của Pakistan.”
Trong một chuyến đi thăm Kabul mới đây, Thủ tướng Nawaz Sharif cố gắng xóa bỏ mối nghi ngại là Pakistan đang tìm cách ảnh hưởng đến quyết định của Afghanistan.
Tuy nhiên vai trò của Pakistan tại Afghanistan sẽ độc lập đối với sự hiện diện của Hoa Kỳ tại đây, theo như nhận xét của ông Anthony Cordesman, thuộcTrung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược. Ông nhận định:
“Pakistan sẽ không chấm dứt sự can thiệp vào những vấn đề của Afghanistan. Pakistan có vấn đề biên giới, vấn đề sắc tộc và vấn đề cạnh tranh với Ấn Độ. Pakistan xem chúng ta như tạm thời và có lẽ đó là nhận xét đúng.”
Chính phủ Pakistan nói họ không can thiệp vào những vấn đề của Afghanistan. Các nhà phân tích nói cuộc đột kích của Hoa Kỳ giết chết Osama bin Laden và những cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nhắm vào các nghi can khủng bố ở mọi nơi tại Pakistan là những lý do chính khiến Hoa Kỳ và Pakistan không thuận thảo với nhau.
Để phản đối những cuộc tấn công của máy bay không người lái, một đảng đối lập đang chận một trong những con đường tiếp vận của NATO vào Afghanistan.
Tuy nhiên những mối quan hệ đang được cải thiện và một thỏa thuận về những tuyến đường tiếp vận đang được thực hiện theo lời ông James Dobbins, Đặc sứ của Hoa Kỳ về Afghanistan và Pakistan:
“Chúng tôi có một thỏa thuận về những con đường thông tin liên lạc đến Afghanistan và thỏa thuận này tiếp tục được thi hành.”
Các chuyên gia nói sự bất định về hiệp định an ninh song phương gây phương hại không những cho Afghanistan nhưng cũng cho an ninh trong vùng nữa.