Đường dẫn truy cập

Hậu thuẫn dành cho người tỵ nạn mờ nhạt sau những vụ tấn công khủng bố


Anh Anas Sharr, sinh quán ở Aleppo, chạy trốn khỏi cuộc chiến tranh Syria vài tháng trước và nằm trong số 30 nghìn người tị nạn đợt đầu được chính phủ Pháp sẽ tiếp nhận trong vòng 2 năm tới.
Anh Anas Sharr, sinh quán ở Aleppo, chạy trốn khỏi cuộc chiến tranh Syria vài tháng trước và nằm trong số 30 nghìn người tị nạn đợt đầu được chính phủ Pháp sẽ tiếp nhận trong vòng 2 năm tới.

Chiếc vòng đeo ở cổ tay của anh ta viết rằng, “Hãnh diện là người Syria.” Đối với anh Anas Sharr, sinh quán ở Aleppo, đó là lời nhắc nhở thách thức hàng ngày về đất nước tan nát vì chiến tranh mà anh đã bỏ chạy cách đây vài tháng.

Nơi sinh cư trong những ngày này là một trung tâm giải trí dễ chịu thấp lè tè bên ngoài Paris bên bờ hồ và rừng cây. Chẳng bao lâu Sharr sẽ lại dời cư một lần nữa đến một khu cao ốc u ám nơi anh sẽ dùng chung phòng tắm và nhà bếp với nửa chục người tỵ nạn khác.

Khi được hỏi về sự tiếp dón ở Pháp dành cho ành kể từ khi đến nơi hồi tháng 9, anh nói bằng tiếng Ả Rập: “Họ tiếp dón chúng tôi, họ tỏ ra hiếu khách và giúp chúng tôi rất nhiều. Tuy nhiên, Sharr nói rằng các giới chức Pháp mà anh gặp ở Munich trong chặn cuối của con đường dài từ Syria đã hứa trợ cấp nhà cửa và tài chính nhiều hơn là những gì họ thực hiện.

Anh sinh viên 19 tuổi này nằm trong đám đầu của 30 ngàn người tỵ nạn phần lớn người Syria mà chính phủ Pháp nói sẽ tiếp nhận trong 2 năm tới đây. Khi chiếc xe buýt lăn bánh vào đây một sáng cuối hè, họ được chào mừng bằng cà phê và bánh mì giòn.

Cư dân địa phương đã lảng vảng vào mang theo những va li quần áo và đồ chơi. Những người tình nguyện đã chơi với các em nhỏ và phiên dịch các câu chuyện của các em cho các giới chức địa phương, làm công tác đăng ký giấy tờ hợp pháp cho họ và ghi tên học tiếng Pháp.

Hôm nay, bầu không khí rất khác – và không phải chỉ vì thời tiết băng giá, sũng nước mưa. Kể từ khi xảy ra những vụ tấn công khủng bố trong tháng này ở Paris gây tử vong và thương tích cho gần 500 người – và kể từ khi các giới chức cho hay ít nhất 2 trong số những kẻ tấn công lẻn vào châu Âu cùng với làn sóng người xin tỵ nạn – tấm thảm tiếp đón của người Pháp dành cho người Syria và những dân di trú khác đã biến dần.

Anh Sharr nói thêm, “Tôi bỏ trốn khủng bố ở Syria chỉ để tìm thấy khủng bố ở Pháp. Các giới chức đã tìm cách trấn an chúng tôi, nhưng dĩ nhiên sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến chúng tôi.”

Phần lớn các thủ phạm trong các vụ tấn công ở Paris dường như đều mang quốc tịch Pháp hay Bỉ. Nhưng nhà chức trách nói kiểm tra dấu vấn tay cho thấy ít nhất hai trong các tay đánh bom tự sát đã lẻn vào qua con đường di trú thông qua Hy Lạp – cùng tuyến đường được sử dụng bởi những người Syria tỵ nạn như anh Sharr.

Nghi can chủ mưu Abdehamid Abaaoud, trước khi bị cho là đã ở Syria, nghe nói cũng lẻn trở lại châu Âu mà không ai biết.

Thủ tướng Pháp Manuel Valls nói trong một cuộc phỏng vấn truyền hình tuần trước rằng, “Các cá nhân này đã lợi dụng vụ khủng hoảng người tỵ nạn.”

Tuy vậy, chính phủ Pháp cho biết, sự hỗ trợ dành cho người tỵ nạn vẫn mạnh như bao giờ. Nêu ra rằng người xin tỵ nạn sẽ trải qua những cuộc kiểm tra an ninh gay gắt, Tổng thống Francois Holland nói chính phủ sẽ xúc tiếng việc chấp thuận thêm hàng ngàn người nữa trong những năm sắp tới, và nói thêm rằng nước Pháp có “nghĩa vụ nhân đạo” phải nhận họ.

Một số người Syria nói rằng sự tiếp đón của Pháp vẫn còn nồng nhiệt. “Mọi thứ đều tốt, không có vấn đề gì,” theo ông Abou Amar, 42 tuổi, xuất thân từ Homs.

Tuy nhiên, những chia rẽ của châu Âu về việc nhận thêm người tỵ nạn chỉ làm tăng thêm kể từ sau các vụ tấn công, một cuộc tranh luận cũng đang nổi bật ở Hoa Kỳ. Trong cuộc họp hôm thứ sáu tuần trước, các vị bộ trưởng nội vụ EU đồng ý siết chặt kiểm soát biên giới bên trong khu vực Schengen không cần hộ chiếu.

Các quốc gia riêng rẽ đã đi xa hơn.

Mọi người tưởng nhớ các nạn nhân trước cửa quán Bataclan Cafe sau cuộc tấn công khủng bố Paris.
Mọi người tưởng nhớ các nạn nhân trước cửa quán Bataclan Cafe sau cuộc tấn công khủng bố Paris.

Chính phủ trung hữu mới ở Ba Lan lập luận rằng những vụ tấn công nêu bật sự cần thiết phải duyệt lại hệ thống cô-ta người tỵ nạn mà các nước thành viên EU đã đồng ý hồi đầu năm. Về phần mình, Thủ tướng Hungari Viktor Orban nói với tổ chức Politico rằng “tất cả các phần tử khủng bố cơ bản đều là di dân.”

Các giới chức EU và LHQ đã kêu gọi các quốc gia chớ nên đổ lỗi cho người tỵ nạn về các vụ tấn công ở Paris. Bà Melissa Fleming, nữ phát ngôn viên của Cao Ủy Tỵ nạn LHQ, nói: “Chúng tôi hết sức quan ngại trước ngôn từ bêu xấu người tỵ nạn như một nhóm. Điều này rất nguy hiểm và sẽ góp phần gây ra tinh thần sợ hãi và bài ngoại.”

Tại Pháp, công luận nghiêng về việc chấp nhận thêm người tỵ nạn chỉ mới vài tuần trước, nay đang xoay ngược.

Cho đến giờ này, chưa có sự ngược đãi người tỵ nạn ở Pháp, theo ông Jean-Francois Dubost, người đứng đầu chương trình Tỵ nạn và Di trú của Hội Ân xá Quốc tế.

Tuy nhiên, ông nói thêm rằng sự nghi ngờ đang tăng thêm trong nhiều người Pháp bình thường. Ông Dubost nói, “Những người hoạt động của chúng tôi đang tìm cách thuyết phục dân chúng ở địa phương nhận thêm người tỵ nạn, và giải thích rằng họ không phải là các phần tử khủng bố, mà chỉ đi trốn chạy chiến tranh và sự sợ hãi. Nhưng đó không phải là điều dễ dàng.”

Các cuộc bầu cử khu vực ở Pháp vào tháng 12 đang làm cho mọi sự còn khó hơn. Một cuộc thăm dò mới cho thấy Mặt trận Toàn quốc chống di trú nổi lên kể từ sau các vụ tấn công ở Paris.

Ông Wallerand Saint Just, người đứng đầu danh sách đảng cho vùng Ile de France của Mặt trận, bao gồm cả Paris.

Ông nói thêm, “Chúng ta cần phải bảo đảmg rằng không có thêm người di trú, nhất là những người bất hợp lệ. Hết rồi, những người đã đến đây cần phải được đối xử một cách nhân đạo và gửi trả về nước.”

Nhưng đối với những người tỵ nạn như anh Anas Sharr, không có việc trở lại. Thay vì thế, anh nghĩ về việc đi tiếp qua Hoa Kỳ, nơi anh nói có một người anh trai. Hoặc yên vị ở Pháp.

Anh nói, “Tôi chỉ hy vọng được đi học lại, và có một cuộc sống bình thường.”

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG