GENEVA —
Chương trình Lương thực Thế giới cảnh báo hạn hán sắp tới tại Syria có thể khiến cho cuộc sống của hàng triệu người ở quốc gia đang bị chiến tranh hoành hành này trở nên khốn đốn hơn nữa. Thông tín viên Lisa Schlein có bài tường thuật từ Geneva, nơi một phúc trình đặc biệt của WFP được công bố hôm thứ Ba tập trung vào những ảnh hưởng của đợt hạn hán có thể xảy ra.
Syria đã phải gánh chịu một đợt hạn hán nghiêm trọng vào năm 2008, kéo dài cho đến năm 2010. Những cộng đồng dễ bị tổn thương ở các khu vực bị ảnh hưởng trong nước đã gần như không có cơ hội hồi phục từ tình trạng thiếu lương thực và giá cả tăng cao kể từ khi xảy ra thiên tai này cho đến trước khi rơi vào trình trạng chiến tranh năm 2011.
Chương trình Lương thực Thế giới cảnh báo tác động của đợt hạn hán sắp tới ở vùng tây bắc Syria có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến mùa thu hoạch ngũ cốc sắp tới. Tổ chức này cho biết 6,5 triệu người có thể bị thiếu lương thực và họ sẽ cần có những sự trợ giúp quốc tế để sống còn.
Phát ngôn viên của WFP Elizabeth Byrs nói với VOA rằng lượng mưa kể từ hồi tháng Chín đã ít hơn một nửa so với lượng mưa trung bình từ trước tới giờ.
“Chỉ còn có một tháng nữa thôi của mùa mưa thường kéo dài cho đến giữa tháng Năm và với ¾ của mùa mưa đã đi qua, chắc sẽ không có một sự hồi phục đáng kể nào cho mùa trồng trọt này. Tôi chỉ muốn nói là tình hình rất đáng lo ngại là bởi vì nó sẽ làm phát sinh thêm những vấn đề khác nữa, bên cạnh những tác động của cuộc xung đột đối với những người vốn đã cần những trợ giúp khẩn cấp để bảo tồn mạng sống”. Phúc trình đặc biệt tập trung về Syria của WFP cho thấy tình trạng khô hạn trên khắp vùng Trung Ðông, cộng với ảnh hưởng của chiến tranh, đã gây ra rất nhiều khó khăn cho lãnh vực nông nghiệp. Phúc trình cho biết miền tây bắc, đặc biệt là các vùng Aleppo, Idleb và Hama, là những vùng bị ảnh hưởng nặng nhất. Những khu vực này cung cấp gần một nửa sản lượng lúa mì cho Syria.
Phúc trình cũng lưu ý là việc chăn nuôi cũng bị khó khăn vì tình trạng thiếu nước và thiếu đất chăn thả.
Phát ngôn viên của Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc, Fatoumata Lejeune-Kaba, cho biết đợt hạn hán lớn có thể làm gia tăng số người tản cư hay tị nạn.
“Chúng tôi có thể dự kiến có thêm nhiều người tị nạn nếu, bên cạnh cuộc xung đột, họ cảm thấy là cuộc sống của họ gặp nguy hiểm vì không có lương thực. Nhưng dĩ nhiên là khó có thể nói một cách chính xác là bao nhiêu người, bởi vì họ có thể di chuyển đến những vùng khác ở Syria”.
Chương trình Lương thực Thế giới cho biết họ hy vọng sẽ mang lương thực tới cho 4,2 triệu người di tản ở Syria trong tháng Tư. Nhưng cơ quan này cũng cho biết họ đang bị thiếu tiền nên khẩu phần lương thực những người được trợ giúp trong tháng này sẽ bị cắt 16%. Cơ quan này nói họ cần khoảng 41 triệu USD mỗi tuần để có thể đáp ứng nhu cầu lương thực cho những người bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột tại Syria.
Syria đã phải gánh chịu một đợt hạn hán nghiêm trọng vào năm 2008, kéo dài cho đến năm 2010. Những cộng đồng dễ bị tổn thương ở các khu vực bị ảnh hưởng trong nước đã gần như không có cơ hội hồi phục từ tình trạng thiếu lương thực và giá cả tăng cao kể từ khi xảy ra thiên tai này cho đến trước khi rơi vào trình trạng chiến tranh năm 2011.
Chương trình Lương thực Thế giới cảnh báo tác động của đợt hạn hán sắp tới ở vùng tây bắc Syria có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến mùa thu hoạch ngũ cốc sắp tới. Tổ chức này cho biết 6,5 triệu người có thể bị thiếu lương thực và họ sẽ cần có những sự trợ giúp quốc tế để sống còn.
Phát ngôn viên của WFP Elizabeth Byrs nói với VOA rằng lượng mưa kể từ hồi tháng Chín đã ít hơn một nửa so với lượng mưa trung bình từ trước tới giờ.
“Chỉ còn có một tháng nữa thôi của mùa mưa thường kéo dài cho đến giữa tháng Năm và với ¾ của mùa mưa đã đi qua, chắc sẽ không có một sự hồi phục đáng kể nào cho mùa trồng trọt này. Tôi chỉ muốn nói là tình hình rất đáng lo ngại là bởi vì nó sẽ làm phát sinh thêm những vấn đề khác nữa, bên cạnh những tác động của cuộc xung đột đối với những người vốn đã cần những trợ giúp khẩn cấp để bảo tồn mạng sống”. Phúc trình đặc biệt tập trung về Syria của WFP cho thấy tình trạng khô hạn trên khắp vùng Trung Ðông, cộng với ảnh hưởng của chiến tranh, đã gây ra rất nhiều khó khăn cho lãnh vực nông nghiệp. Phúc trình cho biết miền tây bắc, đặc biệt là các vùng Aleppo, Idleb và Hama, là những vùng bị ảnh hưởng nặng nhất. Những khu vực này cung cấp gần một nửa sản lượng lúa mì cho Syria.
Phúc trình cũng lưu ý là việc chăn nuôi cũng bị khó khăn vì tình trạng thiếu nước và thiếu đất chăn thả.
Phát ngôn viên của Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc, Fatoumata Lejeune-Kaba, cho biết đợt hạn hán lớn có thể làm gia tăng số người tản cư hay tị nạn.
“Chúng tôi có thể dự kiến có thêm nhiều người tị nạn nếu, bên cạnh cuộc xung đột, họ cảm thấy là cuộc sống của họ gặp nguy hiểm vì không có lương thực. Nhưng dĩ nhiên là khó có thể nói một cách chính xác là bao nhiêu người, bởi vì họ có thể di chuyển đến những vùng khác ở Syria”.
Chương trình Lương thực Thế giới cho biết họ hy vọng sẽ mang lương thực tới cho 4,2 triệu người di tản ở Syria trong tháng Tư. Nhưng cơ quan này cũng cho biết họ đang bị thiếu tiền nên khẩu phần lương thực những người được trợ giúp trong tháng này sẽ bị cắt 16%. Cơ quan này nói họ cần khoảng 41 triệu USD mỗi tuần để có thể đáp ứng nhu cầu lương thực cho những người bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột tại Syria.