Hai vệ tinh của Hoa Kỳ được thiết kế để nghiên cứu các vành đai bức xạ lơ lửng trên bầu khí quyển của Trái đất hôm nay đã được phóng thành công vào quỹ đạo.
Hai vệ tinh giống hệt nhau được phóng đi trên một rocket không người lái trước lúc bình minh tại sân bay không gian Hoa Kỳ ở Cape Canaveral, Florida, bắt đầu nhiệm vụ kéo dài 2 năm, với tổn phí 686 triệu đôla.
Các cuộc nghiên cứu sẽ xác định xem làm thế nào mà các vành đai giống hệt nhau, bao gồm các hạt tích điện từ mặt trời và không gian sâu thẳm, bị ảnh hưởng bởi các rối loạn năng lượng, khiến chúng dãn ra. Các vành đai bức xạ, bị mắc kẹt trong từ trường của trái đất, có thể tàn phá các vệ tinh liên lạc và các tấm năng lượng mặt trời.
Cơ quan không gian Hoa Kỳ, NASA, cho biết các thiết bị nghiên cứu sẽ bay gần nhau nhất trong khoảng cách 161 km và xa nhất là 38 nghìn km.
Hai vệ tinh giống hệt nhau được phóng đi trên một rocket không người lái trước lúc bình minh tại sân bay không gian Hoa Kỳ ở Cape Canaveral, Florida, bắt đầu nhiệm vụ kéo dài 2 năm, với tổn phí 686 triệu đôla.
Các cuộc nghiên cứu sẽ xác định xem làm thế nào mà các vành đai giống hệt nhau, bao gồm các hạt tích điện từ mặt trời và không gian sâu thẳm, bị ảnh hưởng bởi các rối loạn năng lượng, khiến chúng dãn ra. Các vành đai bức xạ, bị mắc kẹt trong từ trường của trái đất, có thể tàn phá các vệ tinh liên lạc và các tấm năng lượng mặt trời.
Cơ quan không gian Hoa Kỳ, NASA, cho biết các thiết bị nghiên cứu sẽ bay gần nhau nhất trong khoảng cách 161 km và xa nhất là 38 nghìn km.