Khi Anh và Tây Ban Nha đối đầu trong trận chung kết Giải vô địch bóng đá nữ thế giới vào Chủ nhật 20/8, sẽ không chỉ có danh hiệu vô địch môn thể thao bóng đá thôi, mà còn nhiều danh giá khác cũng được tranh giành quyết liệt. Doanh số của nhà tài trợ của đội chiến thắng – hoặc Nike hoặc Adidas -- có thể sẽ tăng lên nhiều triệu đô la.
Tài trợ thể thao là động lực thúc đẩy doanh thu lớn cho các nhà sản xuất hàng may mặc. Vào năm 2019, áo thi đấu của Nike dành cho Đội tuyển Nữ Quốc gia Hoa Kỳ vô địch World Cup đã trở thành áo thi đấu bóng đá bán chạy nhất, cho cả nam lẫn nữ, từng được bán trong một mùa duy nhất trên trang web của Nike, các giám đốc điều hành báo cáo với các nhà đầu tư.
Nike cho biết tổng doanh thu trong quý đầu tiên sau giải đấu đã tăng 10%, bao gồm cả mức tăng trưởng hai con số trong mảng kinh doanh đồ phụ nữ của công ty “sau một mùa hè đáng kinh ngạc để chào mừng các vận động viên nữ.”
Các giám đốc điều hành cho biết doanh thu hàng may mặc từ World Cup nữ 2019 lớn gấp bốn lần so với sự kiện năm 2015.
Giờ đây, các đối thủ thâm niên Nike, tài trợ cho Anh và Adidas, tài trợ cho Tây Ban Nha, sẽ hy vọng phát huy được thành tích đó.
Bà Liz Papasakelariou, trưởng nhóm sản phẩm tiêu dùng Bắc Mỹ của nhóm tư vấn Publicis Sapient, nói thêm: “Sau trận đấu, họ mới thực sự hốt bạc’.”
Nike và Adidas chiếm phần lớn số lượng áo thi đấu được mặc trong World Cup bóng đá nữ, với 23 trong số 32 đội của giải mặc áo của hai công ty này. Nike bảo trợ 13 đội, trong khi Adidas bảo trợ 10 đội.
Đây là một giải đấu khó đoán khi những đội mạnh bị loại sớm đã gây ra những “cú vấp” trong nhu cầu mua hàng từ hai công ty đồ thể thao này.
Nike đã mất cơ hội tăng mạnh doanh số khi đội tuyển Hoa Kỳ, vốn được tài trợ từ năm 1995, bị loại sớm nhất trong lịch sử giải đấu.
Tuy nhiên, hợp đồng của công ty với nhà vô địch châu Âu Anh đã được chứng minh là sinh lợi khi các nữ tuyển thủ Anh lần đầu tiên tiến vào tranh chung kết với Tây Ban Nha.
Áo thi đấu của đội tuyển nữ Anh, có giá 79,95 bảng Anh (102 đô la) đã được bán hết ở mọi size, ngoại trừ cỡ cực nhỏ trên trang web của nhà bán lẻ JD Sports' vào ngày 16/8, giống như hồi năm ngoái khi bà con tranh nhau mua áo đội Anh để ủng hộ các nữ tuyển thủ Anh tiến vào tranh chức vô địch châu Âu.
Theo ông Ger Wright, giám đốc điều hành bộ phận thể thao tại công ty mẹ Frasers Group, áo thi đấu của đội tuyển Anh có vẻ đã bán hết trước trận chung kết tại nhà bán lẻ Sports Direct, với sự “tăng mạnh” về nhu cầu cờ ăn mừng.
Nike cho biết: “Nhu cầu về áo thi đấu Nike của đội Anh vô cùng mạnh và với những chiến thắng ngoạn mục của họ để lọt vào trận chung kết, chúng tôi hy vọng người hâm mộ sẽ thể hiện sự ủng hộ của họ bằng cách mặc màu cờ sắc áo của đội”.
Adidas cho biết họ nhận thấy “nhu cầu tiếp tục tăng” đối với áo thi đấu của Tây Ban Nha và đang bổ sung hàng dự trữ tại các đối tác bán lẻ và cửa hàng của chính họ. Áo nhái của nó có giá 90 euro, trong khi áo chính hãng có giá 140 euro.
Công ty khổng lồ đồ thể thao của Đức cũng có kế hoạch tung ra “trang phục ăn mừng được thiết kế riêng” trong vòng vài ngày sau trận chung kết nếu Tây Ban Nha nâng cao chiếc cúp.
Nike cho biết, đồng tổ chức giải đấu Úc vào đến bán kết, khi họ thua Anh vào ngày 16/6, cũng thúc đẩy “nhu cầu chưa từng có” đối với áo đấu của đội, với số lượng được bán ở Úc cho đến nay cao gấp 13 lần so với cùng kỳ giải đấu năm 2019.
Giám đốc điều hành của Adidas hồi đầu tháng này cho biết nhu cầu đối với các sản phẩm World Cup dành cho nữ nói chung đã mạnh hơn dự kiến.
Đài truyền hình TVE của Tây Ban Nha có trung bình 1,92 triệu người xem với tỷ lệ 45,5% trong số đó xem trận bán kết Tây Ban Nha thắng Thụy Điển, trở thành trận đấu World Cup nữ được xem nhiều nhất ở quốc gia này.
Với lượng khán giả trung bình là 7,13 triệu người - và cao nhất là 11,15 triệu - trận bán kết giữa Úc với Anh là chương trình truyền hình có tỷ suất người xem cao nhất ở Úc do công ty nghiên cứu OzTAM ghi nhận kể từ khi ra mắt vào năm 2001.
Diễn đàn