Việt Nam xác nhận hai cư dân tỉnh Quảng Nam bị thiệt mạng vì bệnh liên cầu lợn, một bệnh từ động vật lây sang người do vi khuẩn liên cầu lợn (Streptococcus suis) gây ra.
Hai nạn nhân hành nghề giết mổ heo cư ngụ tại huyện Đại Lộc qua đời hồi thượng tuần tháng này.
Giới chức địa phương đã lấy mẫu máu từ các con heo bệnh trong vùng để gửi đi thử nghiệm.
Kết quả cho thấy đàn heo tại đây bị nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn.
Giới hữu trách nói 62 người giết mổ và ăn thịt lợn bệnh đã được giám sát dịch tễ.
Phó Cục trưởng Cục Thú Y, Đàm Xuân Thành, cho hay chưa có vaccine hữu hiệu phòng ngừa loại vi khuẩn chết người này và khuyến cáo người dân nên tự bảo vệ mình bằng cách đun sôi, nấu chín thực phẩm trước khi sử dụng.
Năm ngoái, Quảng Nam có 3 người bị nhiễm liên cầu lợn. Trong số này, có 2 nạn nhân tử vong. Hiện nay, tỉnh cũng báo cáo đang bị dịch bệnh heo tai xanh hoành hành.
Nguồn: Xinhua, Bernama
Hai nạn nhân hành nghề giết mổ heo cư ngụ tại huyện Đại Lộc qua đời hồi thượng tuần tháng này.
Giới chức địa phương đã lấy mẫu máu từ các con heo bệnh trong vùng để gửi đi thử nghiệm.
Kết quả cho thấy đàn heo tại đây bị nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn.
Giới hữu trách nói 62 người giết mổ và ăn thịt lợn bệnh đã được giám sát dịch tễ.
Phó Cục trưởng Cục Thú Y, Đàm Xuân Thành, cho hay chưa có vaccine hữu hiệu phòng ngừa loại vi khuẩn chết người này và khuyến cáo người dân nên tự bảo vệ mình bằng cách đun sôi, nấu chín thực phẩm trước khi sử dụng.
Năm ngoái, Quảng Nam có 3 người bị nhiễm liên cầu lợn. Trong số này, có 2 nạn nhân tử vong. Hiện nay, tỉnh cũng báo cáo đang bị dịch bệnh heo tai xanh hoành hành.
Nguồn: Xinhua, Bernama