Nhiều vụ vi phạm nhân quyền, trong đó có việc đàn áp những người biểu tình phản đối Trung Quốc, đã được nêu lên tại cuộc điều trần về mối quan hệ Việt-Mỹ do Tiểu ban về châu Á-Thái Bình Dương của Hạ viện Mỹ tổ chức hôm 5/6.
Dân biểu Steve Chabot nêu sự kiện xảy ra cuối tuần qua ngay trong phần phát biểu mở đầu cuộc điều trần kéo dài một tiếng rưỡi do ông chủ trì.
“Trong vài tuần vừa qua, chúng tôi chứng kiến chính phủ Việt Nam đàn áp những tiếng nói bất đồng như vụ bắt giữ ông Trương Duy Nhất, cáo buộc ông ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’; đánh đập, bắt bớ nhiều người tham gia cuộc dã ngoại nhân quyền ôn hòa hôm 5/5; bắt giữ 20 cá nhân cuối tuần qua khi họ phản đối vụ tàu hải quân Trung Quốc đâm vào tàu cá Việt Nam; kết án tù khắc nghiệt đối với hai blogger trẻ tuổi hồi tháng trước và ngăn cản blogger đồng thời là người đoạt giải thưởng Công dân mạng 2013 của RSF (Tổ chức Phóng viên Không biên giới) và Google, ông Huỳnh Ngọc Chênh, tới Mỹ."
Tin cho hay, hàng chục người bị bắt giữ khi xuống đường phản đối các hành động gây hấn của Trung Quốc ở biển Đông hôm 2/6 tại Hà Nội.
Báo chí Việt Nam hầu như im lặng về sự kiện này, ngoại trừ Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội. Đài này cho rằng những người biểu tình ‘lợi dụng cái cớ yêu nước’ để ‘kích động, gây mất trật tự công cộng’.
Dân biểu Chabot tuyên bố rằng khó để biện minh cho việc thúc đẩy quan hệ Việt-Mỹ nếu Việt Nam không thực hiện các cải cách và chứng tỏ các cam kết tuân thủ các quyền cơ bản của người dân.
Ông đặt câu hỏi về việc Việt Nam giải tán người biểu tình chống Trung Quốc trong khi Thủ tướng Việt Nam có bài phát biểu quan trọng tại cuộc đối thoại Shangri-La, bày tỏ quan ngại của Hà Nội về thái độ khiêu khích của nước láng giềng phương Bắc trong vấn đề biển Đông.
Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Joseph Yun trả lời:
“Việt Nam vẫn là một quốc gia mang tính kiểm soát. Chính vì lẽ đó, có giới hạn về việc họ cần phải làm trước khi mọi chuyện vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Họ bắt những người biểu tình (chống Trung Quốc) nhưng lại để yên cho các cuộc diễu hành về quyền của người đồng tính diễn ra."
Ông Yun nói thêm rằng quan hệ Việt -Trung trải qua giai đoạn lịch sử khó khăn nhiều thế kỷ qua, trong đó có cả các cuộc giao tranh lẫn nhau, và Trung Quốc là nước láng giềng lớn của Việt Nam, nên Hà Nội có phần thận trọng trong hành động.
Một trong những vấn đề nổi cộm khác mà các giới chức ngoại giao Mỹ nhắc tới nhiều lần là việc Việt Nam bắt giữ và tống giam các blogger.
Ông Daniel Baer, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, cho biết nhiều người trong số hơn 120 tù nhân chính trị bị tống giam chỉ vì thực thi quyền tự do ngôn luận.
Ông Baer dẫn trường hợp ông Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày, hiện phải thụ án 12 năm tù giam vì bày tỏ quan điểm một cách ôn hòa trên mạng và vì đã lên tiếng phản đối chính sách của Việt Nam đối với Trung Quốc.
“Việt Nam tìm cách kiểm soát thông tin dù việc kiểm soát đó đang trượt ra ngoài tầm tay của nước này. Chúng tôi hết sức quan ngại về các chính sách Internet của Việt Nam như chặn thông tin, tấn công mạng, theo dõi và bắt giữ các blogger. Các dự luật về kiểm soát nội dung Internet tìm cách hạn chế hơn nữa dòng chảy thông tin."
Phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ nói dù Washington thừa nhận các bước đi tích cực của Việt Nam như việc thả luật sư bất đồng chính kiến Lê Công Định, thì những việc làm như vậy không đủ để xoay chuyển xu hướng nhân quyền xấu đi nhiều năm qua.
Phó Trợ lý Ngoại trưởng Daniel Baer từng dẫn đầu phái đoàn tới Hà Nội dự cuộc đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ hồi tháng Tư vừa qua.
Ông cho biết đã nói với các giới chức Việt Nam rằng năm 2013 đề ra một cơ hội cho Hà Nội cải thiện và tôn trọng nhân quyền được ghi trong Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế.
Những ngày qua dồn dập diễn ra các sự kiện liên quan tới tình hình Việt Nam tại Quốc hội Mỹ.
Hôm 4/6, một tiểu ban của Hạ viện đã tổ chức một buổi điều trần về việc chính phủ Việt Nam tiếp tục đàn áp nhân quyền.
Cùng ngày, hàng trăm người Mỹ gốc Việt cũng đã đổ về Quốc hội Hoa Kỳ để kêu gọi các dân biểu đại diện cho tiểu bang nơi họ sinh sống thúc giục chính phủ Mỹ gây sức ép đòi Việt Nam cải thiện tình hình nhân quyền.
Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa lên tiếng trước những cáo buộc được đưa ra trong hai buổi điều trần diễn ra trong tuần này liên quan tới vấn đề nhân quyền.
Hồi tháng Năm, một dự luật thúc đẩy tự do và nhân quyền có tên gọi ‘Dự luật Nhân quyền Việt Nam 2013’ đã được công bố tại Quốc hội Hoa Kỳ.
Các dân biểu ủng hộ dự luật này cho biết sẽ mở nhiều chiến dịch, trong đó có các cuộc điều trần và vận động, để thu hút sự chú ý của Quốc hội Mỹ, nhất là tại Thượng viện nơi dự luật bị chặn, về tình hình nhân quyền Việt Nam.
Dân biểu Steve Chabot nêu sự kiện xảy ra cuối tuần qua ngay trong phần phát biểu mở đầu cuộc điều trần kéo dài một tiếng rưỡi do ông chủ trì.
“Trong vài tuần vừa qua, chúng tôi chứng kiến chính phủ Việt Nam đàn áp những tiếng nói bất đồng như vụ bắt giữ ông Trương Duy Nhất, cáo buộc ông ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’; đánh đập, bắt bớ nhiều người tham gia cuộc dã ngoại nhân quyền ôn hòa hôm 5/5; bắt giữ 20 cá nhân cuối tuần qua khi họ phản đối vụ tàu hải quân Trung Quốc đâm vào tàu cá Việt Nam; kết án tù khắc nghiệt đối với hai blogger trẻ tuổi hồi tháng trước và ngăn cản blogger đồng thời là người đoạt giải thưởng Công dân mạng 2013 của RSF (Tổ chức Phóng viên Không biên giới) và Google, ông Huỳnh Ngọc Chênh, tới Mỹ."
Tin cho hay, hàng chục người bị bắt giữ khi xuống đường phản đối các hành động gây hấn của Trung Quốc ở biển Đông hôm 2/6 tại Hà Nội.
Báo chí Việt Nam hầu như im lặng về sự kiện này, ngoại trừ Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội. Đài này cho rằng những người biểu tình ‘lợi dụng cái cớ yêu nước’ để ‘kích động, gây mất trật tự công cộng’.
Việt Nam vẫn là một quốc gia mang tính kiểm soát. Chính vì lẽ đó, có giới hạn về việc họ cần phải làm trước khi mọi chuyện vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Họ bắt những người biểu tình (chống Trung Quốc) nhưng lại để yên cho các cuộc diễu hành về quyền của người đồng tính diễn ra.Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Joseph Yun.
Ông đặt câu hỏi về việc Việt Nam giải tán người biểu tình chống Trung Quốc trong khi Thủ tướng Việt Nam có bài phát biểu quan trọng tại cuộc đối thoại Shangri-La, bày tỏ quan ngại của Hà Nội về thái độ khiêu khích của nước láng giềng phương Bắc trong vấn đề biển Đông.
Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Joseph Yun trả lời:
“Việt Nam vẫn là một quốc gia mang tính kiểm soát. Chính vì lẽ đó, có giới hạn về việc họ cần phải làm trước khi mọi chuyện vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Họ bắt những người biểu tình (chống Trung Quốc) nhưng lại để yên cho các cuộc diễu hành về quyền của người đồng tính diễn ra."
Ông Yun nói thêm rằng quan hệ Việt -Trung trải qua giai đoạn lịch sử khó khăn nhiều thế kỷ qua, trong đó có cả các cuộc giao tranh lẫn nhau, và Trung Quốc là nước láng giềng lớn của Việt Nam, nên Hà Nội có phần thận trọng trong hành động.
Một trong những vấn đề nổi cộm khác mà các giới chức ngoại giao Mỹ nhắc tới nhiều lần là việc Việt Nam bắt giữ và tống giam các blogger.
Ông Daniel Baer, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, cho biết nhiều người trong số hơn 120 tù nhân chính trị bị tống giam chỉ vì thực thi quyền tự do ngôn luận.
Chúng tôi hết sức quan ngại về các chính sách Internet của Việt Nam như chặn thông tin, tấn công mạng, theo dõi và bắt giữ các blogger. Các dự luật về kiểm soát nội dung Internet tìm cách hạn chế hơn nữa dòng chảy thông tin.Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Baer.
“Việt Nam tìm cách kiểm soát thông tin dù việc kiểm soát đó đang trượt ra ngoài tầm tay của nước này. Chúng tôi hết sức quan ngại về các chính sách Internet của Việt Nam như chặn thông tin, tấn công mạng, theo dõi và bắt giữ các blogger. Các dự luật về kiểm soát nội dung Internet tìm cách hạn chế hơn nữa dòng chảy thông tin."
Phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ nói dù Washington thừa nhận các bước đi tích cực của Việt Nam như việc thả luật sư bất đồng chính kiến Lê Công Định, thì những việc làm như vậy không đủ để xoay chuyển xu hướng nhân quyền xấu đi nhiều năm qua.
Phó Trợ lý Ngoại trưởng Daniel Baer từng dẫn đầu phái đoàn tới Hà Nội dự cuộc đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ hồi tháng Tư vừa qua.
Ông cho biết đã nói với các giới chức Việt Nam rằng năm 2013 đề ra một cơ hội cho Hà Nội cải thiện và tôn trọng nhân quyền được ghi trong Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế.
Những ngày qua dồn dập diễn ra các sự kiện liên quan tới tình hình Việt Nam tại Quốc hội Mỹ.
Hôm 4/6, một tiểu ban của Hạ viện đã tổ chức một buổi điều trần về việc chính phủ Việt Nam tiếp tục đàn áp nhân quyền.
Cùng ngày, hàng trăm người Mỹ gốc Việt cũng đã đổ về Quốc hội Hoa Kỳ để kêu gọi các dân biểu đại diện cho tiểu bang nơi họ sinh sống thúc giục chính phủ Mỹ gây sức ép đòi Việt Nam cải thiện tình hình nhân quyền.
Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa lên tiếng trước những cáo buộc được đưa ra trong hai buổi điều trần diễn ra trong tuần này liên quan tới vấn đề nhân quyền.
Hồi tháng Năm, một dự luật thúc đẩy tự do và nhân quyền có tên gọi ‘Dự luật Nhân quyền Việt Nam 2013’ đã được công bố tại Quốc hội Hoa Kỳ.
Các dân biểu ủng hộ dự luật này cho biết sẽ mở nhiều chiến dịch, trong đó có các cuộc điều trần và vận động, để thu hút sự chú ý của Quốc hội Mỹ, nhất là tại Thượng viện nơi dự luật bị chặn, về tình hình nhân quyền Việt Nam.