Đường dẫn truy cập

Giới hoạt động Philippines vận động cho dự luật về quyền Tự Do Thông tin


Người biểu tình phản đối trước Dinh Tổng thống Philippines ở thủ đô Manila nhân ngày Tự do Báo chí Thế giới 3 tháng 5, 2014.
Người biểu tình phản đối trước Dinh Tổng thống Philippines ở thủ đô Manila nhân ngày Tự do Báo chí Thế giới 3 tháng 5, 2014.

Tổng thống Philippines Benigno Aquino III đã vận động khi ra ứng cử vào năm 2010 về nhu cầu cần có tự do thông tin nhiều hơn ở nước này, và tuần trước ông đã bảo đảm với công chúng rằng ông sẽ ủng hộ đạo luật như vậy trước khi nhiệm kỳ của ông chấm dứt vào năm 2016.

Tuy nhiên những người cổ xúy, đã tìm cách thông qua các quyền về thông tin được định nghĩa rõ ràng hơn gần ba thập kỷ qua, không để cho nó được tùy nghi quyết định.

Một liên minh các hiệp hội báo chí cùng với các tổ chức xã hội dân sự và kinh doanh mới đây đã phát động một chiến dịch xin chữ ký nhắm bày tỏ sự ủng hộ đối với dự luật, đã được Quốc hội Philippines duyệt xét trong hơn 2 năm qua.

Ông Malaluan, đồng giám đốc Viện Nghiên cứu về Quyền Tư do Thông tin ở Manila, nói rằng những người ủng hộ xem luật đó như một phương tiện củng cố nền dân chủ,

Ông đã giúp tổ chức liên minh quyền được biết ‘Right to Know, Right Now’.

Mặc dù hiến pháp của Philippines bảo đảm các công dân nước này có quyền được biết thông tin, nhưng điều khoản này mơ hồ và không được thực thi đồng bộ.

Ông giải thích, “Điều khoản này thiếu các chi tiết về phạm vi áp dụng… thủ tục rõ ràng đối với việc truy cập thông tin cũng như các biện pháp trừng phạt trong trường hợp quyền này bị vi phạm.”

Ông nói, “Đôi khi quý vị tiếp xúc được với các cơ quan rất công khai. Có lúc quý vị gặp các cơ quan rất kín cổng. Đôi lúc các đáp ứng còn dựa trên loại thông tin mà quý vị yêu cầu được biết.”

Ông nói Tối cao Pháp viện nước này đang xác định phạm vi yêu cầu trên cơ sở từng trường hợp cụ thể.

Củng cố các quyền

Ông Malaluan nó rằng dự luật đang duyệt xét sẽ củng cố khoản bảo đảm trong hiến pháp. Trong số các vấn đề trong bản dự thảo có điều khoản phân loại thông tin nào nên được tự động chia sẻ, lập một tiến trình thủ tục chính thức các yêu cầu tiếp cận thông tin, đồng thời phác thảo các biện pháp trừng phạt đối với các cơ quan chính phủ không tuân thủ quy định.

Ông Malaluan nói rằng Thượng viện Philippines đã hoàn tất dự thảo luật FOIA và đang chờ văn bản của Hạ viện. Ông hy vọng 2 viện quốc hội sẽ giải quyết những điểm bất đồng với bản dự thảo sẽ được chuyển đến Tổng thống Aquino.

Ông nói, “Chúng tôi tin rằng về mặt tổng quát dự luật này đã qua một quá trình cân bằng giữa các quyền lợi cạnh tranh nhau và đã thành hình như một dự luật hợp lý và rất tiến bộ.”

Ông nói thêm rằng văn bản của Thượng viện và Hạ viện "không khác nhau nhiều lắm."

Các nhân vật đối lập cho rằng dự luật này không cần thiết vì chính quyền của Tổng thống Benigno Aquino III, người đã vận động ứng cử với cương lĩnh chính phủ minh bạch hơn, đã thực hiện các bước hướng đến sự công khai cũng như bài trừ tham nhũng. Họ nói rằng dự luật mới có thể đề ra nguy cơ cho an ninh quốc gia hay các cá nhân qua việc làm cho thông tin cá nhân dễ tiếp cận hơn đối với những kẻ đánh cắp thông tin hay những người vô trách nhiệm trong giới truyền thông.

Ông Malaluan bác bỏ những lập luận đó và nói rằng ông nghi ngờ rằng một số nhân vật chính trị lo sợ luật pháp hiệu quả hơn có thể xói mòn cơ sở quyền lực của họ.

Mô hình luật pháp

Theo Trung tâm về Tự do Truyền thông và Trách nhiệm ở Manila thì hiện nay có ít nhất 80 quốc gia có các luật lệ công nhận quyền tiếp cận hồ sơ công.

Mười chính quốc gia châu Á có đạo luật này trong đó có Bangladesh, Indonesia, Mông Cổ và Pakistan.

Ông Raza Gardezi thuộc tổ chức Shehri-Citizens for a Better Environment, hoạt động cho một môi trường sống tốt đẹp hơn, trụ sở ở Karachi cho biết Pakistan có một đạo luật về tự do thông tin cấp liên bang được thông qua năm 2002, và các luật qui định cụ thể cho từng tỉnh trong 4 tỉnh,

Nhưng ông Gardezi nhận định rằng luật liên bang kém hữu hiệu. Chính phủ Pakistan xác nhận nhiều miễn trừ đối với việc phố biến thông tin, và thêm nữa chính phủ có thể phân loại bất cứ thông tin nào họ cho rằng thuộc lãnh vực an ninh quốc gia.

Ông Gardezi nói rằng luật liên bang Pakistan có những thiếu sót, đó là không quy định biện pháp trừng phạt đối với cơ quan chính phủ không tuân thủ luật và thủ tục kháng cáo đòi hỏi phải qua một thanh tra chính phủ. Ông nói các tỉnh Punjab và Khyber Pakhtunkhwa đã đề nghị các mộ hình cải cách luật liên bang.

Tại Philippines, những người ủng hộ dự luật FOIA nói rằng họ đang phấn đầu để đạt được một công cụ pháp lý tương tự như của Hoa Kỳ, hiện nay Hoa Kỳ đang thực thi Đạo luật Tự do Thông tin năm 1967.

Ông John Wonderlich, giám đốc về chính sách của Sunlight Foundation, một tổ chức phi lợi nhuận trong thủ đô Washington nhằm phát huy hệ thống điều hành công khai trên khắp thế giới nói rằng Đạo luật của Hoa Kỳ đề ra những tiêu chuẩn rõ ràng và các quy định hướng dẫn về việc truy cập thông tin, khiến cho chính phủ có trách nhiệm đối với dân chúng.

Ông nói,”Nói chung hệ luật pháp của Mỹ là một thiết kế vững chắc và là một công cụ rất mạnh mẽ cho báo chí cũng như cho các nhà hoạt động.”

Ông nói, nêu lên những nỗ lực hiện nay nhằm cải thiện dự luật FOIA, ngay cả với biện pháp đó, rằng các yêu cầu thường gặp sự trì hoãn lâu dài và các cơ quan chính phủ thường xuyên đưa ra những ngoại lệ để công bố những yêu cầu.

Ông nói, “Đối với chúng tôi, Đạo luật Tự do Thông tin thực sự cơ bản để chúng ta suy ngẩm về dân chủ và trách nhiệm."

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG