Danh sách các tổ chức giúp nạn nhân bão lụt ở Philippines
Danh sách các tổ chức giúp nạn nhân bão lụt ở PhilippinesPhilippine Red Cross (Hội Chữ thập đỏ Philippines): www.redcross.org.ph/
International Committee of the Red Cross (Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế): http://www.icrc.org/
Care (Tổ chức Care): www.care.org/
World Food Program USA (Chương trình Thực phẩm Thế giới Hoa Kỳ: www.wfpusa.org/
Habitat for Humanity (Môi trường sống cho Nhân loại): www.give2habitat.org/home
UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc): www.unicef.org/
Doctors Without Borders (Y sĩ Không Biên giới): www.doctorswithoutborders.org/
Oxfam (Tổ chức Oxfam): www.oxfam.org/
International Rescue Committee (Uỷ ban Cứu trợ Quốc tế): www.rescue.org/Typhoon-Haiyan
Save the Children (Cứu giúp Trẻ em): www.savethechildren.org
Trong đất nước thuần thành với Thiên Chúa giáo này, những người sống sót sau cơn bão đang kéo đến đầy các giáo đường bị hư hại không chỉ thuần tìm nơi tạm trú, mà còn tìm sự an ủi.
Đây là thời điểm thử thách đối với các linh mục và nữ tu, được xem như những người lãnh đạo cộng đồng, giờ đây đảm nhận công việc tràn ngập, tiếp tay phân phối cứu trợ trong cố gắng mang lại ý nghĩa cho công việc này.
Người dân Philippines vẫn giữ vững đức tin mặc dù trải qua hết thảm họa này sang thảm họa khác, theo lời của Linh mục Gilbert Urbina của giáo đường ở Ormoc. Linh mục Urbina nói:
“Kinh thánh mô tả thời khải huyền bằng các tai ương, lũ lụt, sự bộc phát núi lửa, chiến tranh và điều mà kinh thánh nói là chúng ta cần chuẩn bị cho tất cả những việc này để giữ lòng kiên định, đây là những thời điểm thử thách, hãy giữ đức tin.”
Tại một thánh đường bị hư hại nặng ở Palo, một thị trấn nằm về hướng nam thành phố Tacloban, cũng bị san bằng vì gió bão, đức Hồng y Theodore McCarrick, 83 tuổi, là đức Tổng giám mục Danh dự của thủ đô Washington của Mỹ, chủ tế Thánh lễ.
Nói chuyện với Thông tín viên đài VOA sau đó ở Ormoc, ngài thừa nhận rằng một số người sống sót bị tổn thương có lẽ thoạt tiên tìm thấy tính cách thiếu thỏa đáng nơi kinh thánh. Ngài nói:
“Tôi nghĩ có lẽ không, ngay từ đầu, vì ngay từ đầu mọi người chịu lao đao. Và họ mất rất nhiều, họ mất bạn bè và người thân. Và họ không hiểu nổi vì sao Thiên Chúa làm điều này với chúng ta. Vâng, trong một ý nghĩa thực sự, chúng tôi nói rằng Thiên Chúa không làm điều này đối với chúng ta, mà là ngài để những việc này xảy ra có lẽ vì một lý do lớn hơn.”
Cho dù lý do là gì đi nữa, kết quả bất ngờ là thiện chí tuôn trào trên toàn cầu. Trong số đó là sự đáp ứng của tổ chức dân sự dẫn đầu: các tổ chức từ thiện Thiên Chúa giáo, ở ngay tại nơi trong một số cộng đồng bị ảnh hưởng nặng nhất.
Bà Martha Skretteberg của Caritas Na Uy cho biết họ đang phối họp chặt chẽ với các giáo hội Thiên Chúa giáo địa phương. Bà nói:
“Dân chúng chạy đến nhà thờ đầu tiên để tìm sự che chở, để tìm thức ăn, tìm sự trợ giúp.”
Thông tín viên đài VOA Steve Herman nói: rằng nhiều người mất nhà cửa được chuyển đến khu vực này sau lần bị lũ quét do bão gây ra vào năm 1991, tàn phá cộng đồng của họ. Giờ đây họ phải quyết định liệu có cố gắng xây dựng lại nơi này hay lại dời đi nơi khác.
Với các cháu nội ngoại quanh quất xung quanh bà Demetria Omega, một góa phụ 72 tuổi hy vọng bán được một số trái cây và rau quả, Bà đã vay 25 đôla để khởi đầu một cửa hàng khiêm tốn trong những gì còn lại của ngôi nhà của bà. Phần lớn căn nhà đã bị cuốn đi trong cơn bão. Bà nói:
“Thậm chí tôi không có một chỗ để nằm xuống ngủ, tôi phải ngủ ngồi. Tôi đẩy trái cây và rau quả sang một bên và trải một tấm nhựa mà ban ngày tôi dùng che mưa nắng.
Bà là một trong 5.000 hộ gia đình mà vị linh mục tại ngôi nhà thờ bị hư hại phía dưới con đường này đang chật vật để cung cấp những nhu yếu cấp thiết nhất.