Sáu cường quốc thế giới và Iran đã thương thảo một thỏa thuận để ít nhất sẽ tạm ngưng chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran và nới lỏng những biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Tehran.
Hiệp ước 6 tháng cho phép các nhà thương thuyết có thời gian để đưa ra một giải pháp toàn diện cho vấn đề bế tắc giữa Tehran với phương Tây kéo dài cả thập niên qua về chương trình hạt nhân của Iran.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama chiều tối hôm qua tại Washington nói rằng giải pháp ngoại giao mở ra một “con đường mới hướng đến một thế giới an ninh hơn.”
Tổng thống Obama nói rằng nếu Iran không thực hiện đầy đủ những cam kết của họ trong thời gian 6 tháng này, Hoa Kỳ sẽ “ngưng nới lỏng các biện pháp trừng phạt và sẽ tăng áp lực.”
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry phát biểu tại Geneva rằng mục tiêu tối hậu của thỏa thuận này là đạt đến một thỏa thuận “toàn diện” với Iran. Ông nói “tuy nhiên cơ cấu trừng phạt cốt lõi” vẫn duy trì một cách chắc chắn trong thời gian 6 tháng tới.
Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif nói rằng thỏa thuận này là một “cơ hội để chấm dứt một cuộc khủng hoảng không cần thiết.” Ông nói rằng thỏa thuận này cũng là một cơ hội để tháo dỡ “những nghi ngờ về mục tiêu hòa bình đơn thuần trong chương trình hạt nhân của Iran.”
Đối với Hoa Kỳ và 5 đối tác – Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, và Ðức -- mối lo ngại chính là hoạt động nâng cấp uranium để dùng làm nhiên liệu cho các lò phản ứng hạt nhân, nhưng cũng có thể được dùng để chế tạo đầu đạn hạt nhân.
Sáu cường quốc thế giới muốn Iran ngưng xây dựng và phát triển các lò ly tâm được dùng để tinh luyện uranium, và ngưng việc xây dựng một lò phản ứng mới có thể được dùng để sản xuất plutonium, một loại nguyên liệu khác để chế tạo bom hạt nhân.
Iran cũng chấp nhận việc thanh tra chưa từng có trước đây để bảo đảm là Tehran tuân thủ thỏa thuận.
Ðổi lại, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Anh, Pháp và Ðức sẽ nới rộng có giới hạn các biện pháp chế tài được chọn lực một cách tạm thời đối với Iran. Các biện pháp trừng phạt chính, bao gồm các chế tài về dầu hỏa, ngân hàng và tài chánh, vẫn duy trì hiệu lực.
Hiệp ước 6 tháng cho phép các nhà thương thuyết có thời gian để đưa ra một giải pháp toàn diện cho vấn đề bế tắc giữa Tehran với phương Tây kéo dài cả thập niên qua về chương trình hạt nhân của Iran.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama chiều tối hôm qua tại Washington nói rằng giải pháp ngoại giao mở ra một “con đường mới hướng đến một thế giới an ninh hơn.”
Tổng thống Obama nói rằng nếu Iran không thực hiện đầy đủ những cam kết của họ trong thời gian 6 tháng này, Hoa Kỳ sẽ “ngưng nới lỏng các biện pháp trừng phạt và sẽ tăng áp lực.”
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry phát biểu tại Geneva rằng mục tiêu tối hậu của thỏa thuận này là đạt đến một thỏa thuận “toàn diện” với Iran. Ông nói “tuy nhiên cơ cấu trừng phạt cốt lõi” vẫn duy trì một cách chắc chắn trong thời gian 6 tháng tới.
Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif nói rằng thỏa thuận này là một “cơ hội để chấm dứt một cuộc khủng hoảng không cần thiết.” Ông nói rằng thỏa thuận này cũng là một cơ hội để tháo dỡ “những nghi ngờ về mục tiêu hòa bình đơn thuần trong chương trình hạt nhân của Iran.”
Đối với Hoa Kỳ và 5 đối tác – Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, và Ðức -- mối lo ngại chính là hoạt động nâng cấp uranium để dùng làm nhiên liệu cho các lò phản ứng hạt nhân, nhưng cũng có thể được dùng để chế tạo đầu đạn hạt nhân.
Sáu cường quốc thế giới muốn Iran ngưng xây dựng và phát triển các lò ly tâm được dùng để tinh luyện uranium, và ngưng việc xây dựng một lò phản ứng mới có thể được dùng để sản xuất plutonium, một loại nguyên liệu khác để chế tạo bom hạt nhân.
Iran cũng chấp nhận việc thanh tra chưa từng có trước đây để bảo đảm là Tehran tuân thủ thỏa thuận.
Ðổi lại, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Anh, Pháp và Ðức sẽ nới rộng có giới hạn các biện pháp chế tài được chọn lực một cách tạm thời đối với Iran. Các biện pháp trừng phạt chính, bao gồm các chế tài về dầu hỏa, ngân hàng và tài chánh, vẫn duy trì hiệu lực.