Các nền kinh tế hàng đầu thế giới đang ra sức xây dựng các tiêu chuẩn để đo lường tình trạng mất cân bằng một cách nguy hiểm của kinh tế toàn cầu, trong lúc Trung Quốc chống lại đề nghị bao gồm khoản dự trữ ngoại tệ khổng lồ của họ như một chỉ số đo lường.
Các vị bộ trưởng tài chánh của khối G-20, qui tụ các nước phát triển cùng với các nền kinh tế mới nổi, đã làm việc suốt đêm ngày hôm nay ở Paris để thiết lập một tập hợp các cách thức đo lường để ngăn chận một vụ khủng hoảng kinh tế như vụ khủng hoảng năm 2008. Nhưng Trung Quốc, là nước hiện có nền kinh tế lớn hàng thứ nhì thế giới sau Hoa Kỳ, đã phản đối việc bao gồm khoản dự trữ ngoại hối khổng lồ của họ như một trong những cách đo lường.
Các vị Bộ trưởng tài chánh cùng với các vị thống đốc ngân hàng trung ương tại thượng đỉnh G-20 cũng thảo luận những cách thức khác để đo lường sự lành mạnh của kinh tế toàn cầu, bao gồm tỉ giá hối đoái và các mức nợ của chính phủ và tư nhân.
Trung Quốc cũng chống lại những đòi hỏi mà Hoa Kỳ và một số quốc gia Tây phương nhiều lần đưa ra là để cho đồng nguyên tăng giá. Điều đó sẽ làm cho hàng xuất khẩu Trung Quốc đắt hơn ở nước ngoài và có thể giảm thiểu số thặng dư mậu dịch rất lớn của Trung Quốc với các đối tác thương mại. Khi đồng nguyên tăng giá, hàng xuất khẩu của Mỹ và các nước khác sẽ có giá ngang ngửa hơn với hàng Trung Quốc và nhờ vậy mà sẽ hấp dẫn hơn trên thị trường thế giới.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1