HÀ NỘI —
Cho đến hôm qua, trò chơi ăn khách nhất trên điện thoại thông minh là 'Flappy Bird', một trò chơi video đơn giản nhưng cực kỳ khó do một chuyên viên phát triển game ở Việt Nam sáng chế. Nhưng ngay lúc đang ăn khách thì người sáng chế lại rút trò chơi ra khỏi thị trường. Thông tín viên Marianne Brown tại Hà Nội gửi về bài tường thuật cho đài VOA.
Khó cực kỳ và gây nghiện một cách khủng khiếp, trò chơi di động Flappy Bird đã gây nên cơn sốt trên toàn cầu. Tuần trước, trò chơi bán chạy nhất trên cả các iPhone của hãng Apple lẫn các điện thoại thông minh dùng hệ điều hành Android.
Sử dụng các hình vẽ đơn giản, tương tự như nhiều hình vẽ của trò chơi video Super Mario Brothers đã có từ lâu của hãng Nintendo, những người chơi hướng dẫn một con chim vỗ cánh giữa các ống đứt đoạn bằng cách gõ nhẹ lên màn hình.
Các trò chơi trên điện thoại thông minh là công cuộc kinh doanh lớn, với nhiều công ty thuê mướn các toán lập trình viên để tạo ra trò chơi mới. Nhưng chuyên viên phát triển game độc lập Nguyễn Hà Ðông cho biết anh chỉ mất có vài ngày để sáng chế ra Flappy Bird.
Thành công của trò chơi Flappy Bird hoàn toàn bất ngờ, và không thể giải thích được, rất giống với trường hợp 'Gangnam Style' của ngôi sao nhạc pop Hàn Quốc Psy, theo nhận định của chủ biên tờ Tech-in-Asia Anh Minh Ðỗ.
“Tôi nói về sự kiện mọi người đều sao chép các nguyên tắc của trò chơi Angry Birds, và tôi nghĩ mọi người sẽ tìm cách sao chép các nguyên tắc của Flappy Bird. Các bạn biết có thể danh tiếng của Flappy Bird không thể sao chép được. Có thể đó là một trong những sự cố bất ngờ ấy…Tôi cho rằng rất khó mà lập lại được những thời khắc như vậy.”
Nhưng việc bất ngờ nổi danh lừng lẫy rõ ràng là quá mức đối với chuyên viên phát triển 29 tuổi người Hà Nội Nguyễn Hà Ðông. Trong một loạt tin nhắn trên Twitter trong mấy ngày vừa qua, anh Ðông tiết lộ là anh rút trò chơi xuống bởi vì sự chú ý làm anh 'choáng ngợp'.
Anh Ðông viết: “Tôi có thể gọi Flappy Bird là một thành công của tôi. Nhưng nó cũng làm hại đến cuộc sống đơn giản của tôi. Vì thế nay tôi rất ghét nó.”
Nhưng mặc dầu trò chơi Flappy Bird đã hết, các chuyên gia hy vọng di sản của anh Ðông ở Việt Nam có thể kéo dài hơn.
Việt Nam là thị trường lớn nhất vể các trò chơi trên mạng tính theo trị giá ở đông nam châu Á, với thu nhập trên 250 triệu đôla trong năm 2013.
Thị trường nội địa bị chiếm ngự bởi VNG, chiếm 60% thị trường trò chơi Việt Nam. Nhưng người sáng chế ra Flappy Bird là một trong hàng ngày chuyên viên phát triển độc lập đang nổi lên, chủ yếu tập trung vào việc sáng chế các trò chơi di động.
Bất kể sự cạnh tranh đó, ông Minh của Tech-in-Asia nói chất lượng các trò chơi mà họ sản xuất thường là thấp.
“Không có mấy người có được tầm cỡ quốc tế, và không mấy người theo đuổi thị trường toàn cầu. Nếu muốn theo đuổi thị trường toàn cầu, bạn phải giỏi hơn rất nhiều.”
Tại Việt Nam, phát triển các trò chơi rất tốn kém và vấp phải trở ngại vì các thủ tục cấp phép phức tạp. Kết quả là phần lớn những người chơi game ở Việt Nam thường chơi các trò chơi của nước ngoài, nhất là của Trung Quốc, được cải biến cho thị trường địa phương.
Ông Ðỗ Quý Doãn, thứ trưởng thông tin vừa về hưu, nói rằng công nghiệp trò chơi ở Việt Nam còn mới mẻ và vẫn còn những trở nại cũng như những cơ chế để khích lệ công nghiệp đó.
Trong khi chờ đợi, cho dù thích hay không thích, thì có phần chắc sự chú ý vẫn dồn vào nhà sáng chế Flappy Bird Nguyễn Hà Ðông, mặc dù trò chơi của anh không còn có sẵn để tải xuống nữa.
Khó cực kỳ và gây nghiện một cách khủng khiếp, trò chơi di động Flappy Bird đã gây nên cơn sốt trên toàn cầu. Tuần trước, trò chơi bán chạy nhất trên cả các iPhone của hãng Apple lẫn các điện thoại thông minh dùng hệ điều hành Android.
Sử dụng các hình vẽ đơn giản, tương tự như nhiều hình vẽ của trò chơi video Super Mario Brothers đã có từ lâu của hãng Nintendo, những người chơi hướng dẫn một con chim vỗ cánh giữa các ống đứt đoạn bằng cách gõ nhẹ lên màn hình.
Các trò chơi trên điện thoại thông minh là công cuộc kinh doanh lớn, với nhiều công ty thuê mướn các toán lập trình viên để tạo ra trò chơi mới. Nhưng chuyên viên phát triển game độc lập Nguyễn Hà Ðông cho biết anh chỉ mất có vài ngày để sáng chế ra Flappy Bird.
Thành công của trò chơi Flappy Bird hoàn toàn bất ngờ, và không thể giải thích được, rất giống với trường hợp 'Gangnam Style' của ngôi sao nhạc pop Hàn Quốc Psy, theo nhận định của chủ biên tờ Tech-in-Asia Anh Minh Ðỗ.
“Tôi nói về sự kiện mọi người đều sao chép các nguyên tắc của trò chơi Angry Birds, và tôi nghĩ mọi người sẽ tìm cách sao chép các nguyên tắc của Flappy Bird. Các bạn biết có thể danh tiếng của Flappy Bird không thể sao chép được. Có thể đó là một trong những sự cố bất ngờ ấy…Tôi cho rằng rất khó mà lập lại được những thời khắc như vậy.”
Nhưng việc bất ngờ nổi danh lừng lẫy rõ ràng là quá mức đối với chuyên viên phát triển 29 tuổi người Hà Nội Nguyễn Hà Ðông. Trong một loạt tin nhắn trên Twitter trong mấy ngày vừa qua, anh Ðông tiết lộ là anh rút trò chơi xuống bởi vì sự chú ý làm anh 'choáng ngợp'.
Anh Ðông viết: “Tôi có thể gọi Flappy Bird là một thành công của tôi. Nhưng nó cũng làm hại đến cuộc sống đơn giản của tôi. Vì thế nay tôi rất ghét nó.”
Nhưng mặc dầu trò chơi Flappy Bird đã hết, các chuyên gia hy vọng di sản của anh Ðông ở Việt Nam có thể kéo dài hơn.
Việt Nam là thị trường lớn nhất vể các trò chơi trên mạng tính theo trị giá ở đông nam châu Á, với thu nhập trên 250 triệu đôla trong năm 2013.
Thị trường nội địa bị chiếm ngự bởi VNG, chiếm 60% thị trường trò chơi Việt Nam. Nhưng người sáng chế ra Flappy Bird là một trong hàng ngày chuyên viên phát triển độc lập đang nổi lên, chủ yếu tập trung vào việc sáng chế các trò chơi di động.
Bất kể sự cạnh tranh đó, ông Minh của Tech-in-Asia nói chất lượng các trò chơi mà họ sản xuất thường là thấp.
“Không có mấy người có được tầm cỡ quốc tế, và không mấy người theo đuổi thị trường toàn cầu. Nếu muốn theo đuổi thị trường toàn cầu, bạn phải giỏi hơn rất nhiều.”
Tại Việt Nam, phát triển các trò chơi rất tốn kém và vấp phải trở ngại vì các thủ tục cấp phép phức tạp. Kết quả là phần lớn những người chơi game ở Việt Nam thường chơi các trò chơi của nước ngoài, nhất là của Trung Quốc, được cải biến cho thị trường địa phương.
Ông Ðỗ Quý Doãn, thứ trưởng thông tin vừa về hưu, nói rằng công nghiệp trò chơi ở Việt Nam còn mới mẻ và vẫn còn những trở nại cũng như những cơ chế để khích lệ công nghiệp đó.
Trong khi chờ đợi, cho dù thích hay không thích, thì có phần chắc sự chú ý vẫn dồn vào nhà sáng chế Flappy Bird Nguyễn Hà Ðông, mặc dù trò chơi của anh không còn có sẵn để tải xuống nữa.