Đường dẫn truy cập

Diễn biến chính trị ở Hy Lạp, Ý


Kinh tế gia Lucas Papademos sẽ là Thủ tướng lâm thời của Hy Lạp
Kinh tế gia Lucas Papademos sẽ là Thủ tướng lâm thời của Hy Lạp

Đài truyền hình nhà nước Hy Lạp vừa loan tin kinh tế gia Lucas Papademos sẽ là Thủ tướng lâm thời của Hy Lạp, trong lúc quốc gia ngập trong nợ nần này vất vả đáp ứng yêu cầu của các chủ nợ quốc tế.

Tỷ lệ Nợ trên GDP của vài nước châu Âu

ĐỨC: Nợ trên GDP 83%. Tỷ lệ thất nghiệp 6%. Đánh giá của S&P: AAA

PHÁP: Nợ trên GDP 87%. Tỷ lệ thất nghiệp 9,5%. Đánh giá của S&P: AAA

Ý: Nợ trên GDP 121%. Tỷ lệ thất nghiệp 8,2%. Đánh giá của S&P: A

HY LẠP: Nợ trên GDP 166%. Tỷ lệ thất nghiệp 16,5%. Đánh giá của S&P: CC

Thủ tướng George Papandreou, thuộc phe xã hội, người đã từ chức lãnh đạo nước này, đã đạt thỏa thuận hôm thứ Ba với lãnh tụ đối lập Antonis Samaras về 1 chính phủ liên hiệp phục vụ cho tới khi tổ chức bầu cử toàn quốc vào đầu năm tới.

Không có thông cáo chính thức về một tân Thủ tướng. EU yêu cầu các giới chức hàng đầu Hy Lạp ký 1 cam kết bằng văn bản là sẽ thực thi các biện pháp kiệm ước không được dân chúng ủng hộ, theo kế hoạch cứu nguy được chấp thuận tháng trước cho nước này. Ông Samaras phản đối văn bản ký kết, nói đó là vấn đề “quốc thể”, và rằng sự chấp nhận bằng lời nói của ông là đủ rồi.

Ông Papademos, cựu phó Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Âu châu, được xem là một nhà kỹ trị và là một nhân vật phi đảng phái có thể thực hiện những biện pháp kiệm ước mà các chủ nợ quốc tế đòi Hy Lạp phải thực hiện nếu muốn được thêm trợ giúp tài chánh .

Cuộc khủng hoảng nợ nần châu Âu cũng đang được chú tâm tại Rome, nơi Thủ tướng Silvio Berlusconi đã vượt qua được một cuộc biểu quyết quan trọng của quốc hội hôm thứ Ba, nhưng không đạt được đa số.

Trong điều được xem như thách thức đối với việc ông tiếp tục nắm quyền, lãnh đạo Ý đã được 308 phiếu ủng hộ, với 321 phiếu trắng. Các nhà làm luật đối lập lập tức yêu cầu ông từ chức.

Ý đang đứng trước việc phải áp đặt cắt giảm chi tiêu để kiểm soát số nợ quốc gia lên tới 2.600 tỉ đô la.

Các lãnh đạo châu Âu đang lo ngại rằng nước Ý, với nền kinh tế lớn thứ 3 tại châu Âu, có thể sẽ là nước kế tiếp cần được quốc tế cứu nguy, nhưng tầm cỡ tài chánh để cứu nguy cho nước này có thể quá lớn khiến Liên Hiệp châu Âu sẽ không kham nổi.



Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG