Liên hiệp Âu Châu cho biết khối này đang tái xét các quan hệ với Thụy Sĩ, sau khi cử tri tại quốc gia bên rặng núi Alpes này hôm qua thông qua một dự luật với số phiếu cách biệt khít khao, hạn chế các công dân Liên Hiệp Âu Châu di dân sang Thụy Sĩ.
Ủy hội Châu Âu ra thông báo nói rằng Liên hiệp Âu Châu sẽ “xem xét những hệ quả của sáng kiến này đối với các quan hệ nói chung giữa Liên hiệp Âu Châu và Thụy Sĩ”.
Thụy Sĩ không phải là một nước thành viên của Liên hiệp Âu Châu.
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius hôm nay nói rằng cuộc biểu quyết ở Thụy Sĩ là “một cuộc biểu quyết đáng lo ngại, bởi vì nó có nghĩa là Thụy Sĩ muốn tự thu mình lại.”
Các Bộ trưởng Ngoại giao EU theo lịch trình sẽ gặp nhau ở Bruxelles trong ngày hôm nay, tuy nhiên hiện chưa rõ liệu cuộc biểu quyết tại Thụy Sĩ có được đưa vào nghị trình thảo luận hay không.
Đài truyền hình Thụy Sĩ tường thuật rằng 50,3% cử tri nước này hậu thuẫn biện pháp “Chặn đứng làn sóng di dân” do Đảng Nhân dân Thụy Sĩ – (gọi tắt là SVP), có lập trường thiên hữu đề nghị.
Đảng này nói Thụy Sĩ không thể ứng phó với 80,000 di dân mới đổ vào nước này mỗi năm.
Ủy hội Châu Âu ra thông báo nói rằng Liên hiệp Âu Châu sẽ “xem xét những hệ quả của sáng kiến này đối với các quan hệ nói chung giữa Liên hiệp Âu Châu và Thụy Sĩ”.
Thụy Sĩ không phải là một nước thành viên của Liên hiệp Âu Châu.
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius hôm nay nói rằng cuộc biểu quyết ở Thụy Sĩ là “một cuộc biểu quyết đáng lo ngại, bởi vì nó có nghĩa là Thụy Sĩ muốn tự thu mình lại.”
Các Bộ trưởng Ngoại giao EU theo lịch trình sẽ gặp nhau ở Bruxelles trong ngày hôm nay, tuy nhiên hiện chưa rõ liệu cuộc biểu quyết tại Thụy Sĩ có được đưa vào nghị trình thảo luận hay không.
Đài truyền hình Thụy Sĩ tường thuật rằng 50,3% cử tri nước này hậu thuẫn biện pháp “Chặn đứng làn sóng di dân” do Đảng Nhân dân Thụy Sĩ – (gọi tắt là SVP), có lập trường thiên hữu đề nghị.
Đảng này nói Thụy Sĩ không thể ứng phó với 80,000 di dân mới đổ vào nước này mỗi năm.