27 nhà lãnh đạo của các chính phủ thuộc Liên hiệp châu Âu đến Brussels để chung quyết một thỏa thuận được gọi là “hiệp ước tài chánh” nhằm tránh các cuộc khủng hoảng trong tương lai, và tìm ra phương huớng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhằm kéo các nước thành viên ra khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay.
Thỏa ước đặt ra những quy định nghiêm ngặt đối với ngân sách của các chính phủ được 25 nhà lãnh đạo thông qua và sẽ được ký kết vào tháng 3. Anh và Cộng hòa Czech không tham gia thỏa ước. Anh nói rằng hiệp ước này lấy đi nhiều quyền hạn mà Anh cần phải có để điều hành nền kinh tế của nước họ.
Các nhà lãnh đạo châu Âu từng là mục tiêu chỉ trích là đã không hành động đủ nhanh để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ và tình trạng suy thoái kinh tế đi kèm theo đó. Nhưng chủ tịch Ủy hội châu Aâu, ông Jose Manuel Barroso, nói rằng nỗ lực của châu lục đang đi đúng hướng.
Ông Barroso nói: Chúng ta có một chiến lược và chúng ta giữ vững chiến lược đó.
Đồng sự của ông Barroso là chủ tịch Hội đồng châu Âu, ông Van Rompuy nói rằng ông không lo ngại về hai nước không tham gia, và nói rằng 17 nước sử dụng đồng tiền chung châu Aâu và các nước cùng quan tâm khác có đủ khả năng để giải quyết các vấn đề, ngay cả nếu Liên hiệp châu Âu không thống nhất với nhau về chiến lược.
Ông Von Rompuy cho biết: “Với hiệp ước này, chúng ta duy trì được sự thống nhất trong liên hiệp đến mức tối đa, tính tới sự kiện là những nước có một chỉ tệ chung có khả năng phải đối phó với những vấn đề có liên quan đến chỉ tệ của họ.”
Các nhà lãnh đạo châu Âu cũng tiến hành một số biện pháp được lập ra nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế, phát động các chương trình trợ giúp cho các doanh nghiêäp nhỏ và tạo công ăn việc làm, nhất là cho giới trẻ. Nhưng họ thừa nhận nỗ lực này đang gặp khó khăn vào thời điểm hầu hết các nước đều không có đủ tiền để trực tiếp tạo ra công ăn việc làm hoặc kích thích tăng trưởng kinh tế.
Người đứng đầu tổ chức nghiên cứu có trụ sở ở Brussels mang tên Bạn hữu của châu Âu, ông Giles Merritt, nói rằng các nhà lãnh đạo châu Âu và nhân dân của họ vẫn chưa đối mặt đúng mực với những thách thức cơ bản đang đối diện với họ.
Ông Merritt nói: “Tôi không nghĩ rằng họ đạt được những điểm thực sự thuyết phục. Tất cả chúng ta đều biết rằng châu Âu đang vượt quá những phương tiện mà họ có. Cần phải có một hình thức tái cơ cấu triệt để đối với xã hội châu Âu. Tất cả chúng ta đều biết như vậy. Vấn đề chúng ta không biết đó là làm như thế nào.”
Ông Merritt nói rằng các nước châu Âu không còn đủ phương tiện để tiếp tục các chương trình xã hội hào phóng mà họ cung cấp cho nhân dân của họ, nhưng cắt bớt chi tiêu hoặc giảm thiểu hay loại bỏ hẳn các chương trình đó làm mất lòng dân chúng rất nhiều.
Hội nghị thượng đỉnh hôm qua diễn ra cùng lúc với cuộc tổng đình công ở Bỉ được tổ chức nhằm phản đối các kế hoạch kiệm ước của chính phủ. Ông Merritt nói rằng sẽ còn thêm những diễn biến như vậy mà ông gọi là “sự hờn dỗi của xã hội” đang chờ xảy ra trong lúc châu Âu đứng trước một mùa hè tăng trưởng chậm hoặc suy thoái.
Trong khi đó, một trong các nền kinh tế đang gặp khó khăn nhiều nhất tại châu Âu là Hy Lạp đang tiến gần hơn đến một thỏa thuận với các nhà cho vay để tái cơ cấu các khoản nợ của nước này, và miễn trừ một phần nợ. Một thỏa thuận được trông đợi sẽ hình thành trong vài ngày tới, mặc dù các nhà lãnh đạo Hy Lạp bác bỏ đề nghị của các giới chức Liên hiệp châu Âu là nước này từ bỏ quyền phủ quyết của họ về các quyết định ngân sách trong tương lai.
Tất cả các thành viên của Liên hiệp châu Âu, ngoại trừ hai nước, đã đồng ý với các quy định mới về tài chánh được lập ra nhằm bảo đảm sẽ không xảy ra một vụ khủng hoảng nợ trong khu vực nữa, và để tái lập sự tin tưởng trong thị trường tài chánh. Từ Brussels, nơi diễn ra cuộc họp thượng đỉnh giữacác nhà lãnh đạo Liên hiệp châu Âu, thông tín viên Al Pessin của đài VOA gởi về bài tường trình sau đây.
Đọc nhiều nhất
1