Liên hiệp Châu Âu đã sửa đổi lệnh cấm vận vũ khí đối với Syria để cho phép các nước thành viên cung cấp vũ khí cho phe chống đối ở Syria. Quyết định này được loan báo trong lúc Hoa Kỳ và Nga tiếp tục giàn xếp cho một hội nghị hòa bình nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng Syria. Mời quí vị theo dõi thêm chi tiết qua bài tường thuật của thông tín viên VOA Chris Hannas.
Liên hiệp Châu Âu gồm 27 nước thành viên đã đồng ý duy trì các biện pháp chế tài đối với chính phủ Syria, nhưng cho phép vũ khí được chuyển tới cho nhóm đối lập chính của nước này là Liên minh Quốc gia Syria.
Thỏa thuận vừa kể đã đạt được hôm thứ hai sau những cuộc thương lượng kéo dài.
Ngoại trưởng Anh William Hague cho biết hiện chưa có kế hoạch để thật sự đưa vũ khí tới tay các chiến binh đang tìm cách lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad.
Ông Hague nói: "Đây là một tín hiệu mạnh mẽ gởi tới chế độ Assad. Đó là họ cần phải tham gia tiến trình chính trị, và như tôi đã nói từ lâu và như tôi đã nói với quốc hội của chúng tôi hồi tuần trước, chúng tôi chỉ thực hiện việc đưa vũ khí cùng với các nước khác trong những tình huống được kiểm soát một cách thận trọng và phù hợp với luật pháp quốc tế. Nhưng quyết định này mang lại cho chúng tôi sự linh động trong tương lai để ứng phó với tình hình xuống cấp hoặc với việc chế độ Assad không chịu điều đình."
Trong thời gian qua, Anh và Pháp là hai nước chính trong Liên hiệp Châu Âu thúc đẩy cho việc cung cấp vũ khí cho phe nổi dậy Syria trong lúc Áo và Thụy Điển dẫn đầu một nhóm nhỏ các nước không tán thành vì e rằng làm như vậy sẽ khiến cho cuộc nội chiến Syria trở nên tệ hại hơn.
Hội đồng Đối ngoại Liên hiệp Châu Âu cho biết họ sẽ xét lại lập trường đối với những kế hoạch đưa vũ khí tới Syria trước ngày 1 tháng 8. Quyết định về việc này chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến với Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki Moon và sau khi xem xét tình hình của hộïi nghị hòa bình Syria.
Ngoại trưởng Thụy Điển Carl Bildt bày tỏ lạc quan về một giải pháp chính trị và cảnh báo rằng lúc này không phải là lúc đưa vũ khí tới Syria.
Ông Bildt nói: "Tôi nghĩ rằng có một điều rất quan trọng là chúng tôi có một sự hậu thuẫn vững chắc cho tiến trình chính trị. Vì bây giờ chúng ta có được cơ hội đầu tiên sau một thời gian khá lâu – thật ra là từ mùa hè năm ngoái, cho một tiến trình chính trị và tôi nghĩ rằng có một điều cực kỳ quan trọng là không làm bất cứ điều gì có thể làm cho tình hình bị xáo trộn. Việc bắt đầu đưa vũ khí vào lúc này là gây xáo trộn. Không ai muốn làm như vậy cả."
Liên hiệp Châu Âu công nhận Liên minh Quốc gia Syria là đại diện hợp pháp của nhân dân Syria, và ngày hôm qua, họ đã mạnh mẽ thúc giục liên minh này tham gia cuộc đàm phán hòa bình.
Liên minh chưa có quyết định chính thức về việc tham gia vì đang chật vật khắc phục những sự chia rẽ. Chính phủ Syria đã đồng ý trên nguyên tắc là sẽ tham gia.
Hôm thứ hai, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã họp tại Paris để bàn về cuộc hội nghị hòa bình Syria.
Ngoại trưởng Lavrov bày tỏ sự lạc quan là hộïi nghị sẽ được tổ chức.
Ông Lavrov cho biết: "Đây không phải là việc dễ dàng. Đây là một việc rất khó, nhưng tôi hy vọng là khi Hoa Kỳ và Liên bang Nga xúc tiến sáng kiến này thì có cơ hội để thành công. Chúng tôi sẽ làm tất cả mọi việc trong khả năng của mình để tận dụng những cơ hội đó và làm cho những cơ hội trở thành hiện thực."
Cũng trong ngày hôm qua, Nga tái khẳng định sự ủng hộ cho việc bao gồm Iran trong hộïi nghị hòa bình. Cả Nga và Iran đều là đồng minh của Syria.
Hoa Kỳ lâu nay vẫn thường xuyên chỉ trích sự hỗ trợ của Iran cho chế độ Assad. Washington nói rằng thay vì là một phần của giải pháp Iran đã làm cho cuộc xung đột ở Syria trở nên tệ hại hơn.
Liên hiệp Châu Âu gồm 27 nước thành viên đã đồng ý duy trì các biện pháp chế tài đối với chính phủ Syria, nhưng cho phép vũ khí được chuyển tới cho nhóm đối lập chính của nước này là Liên minh Quốc gia Syria.
Thỏa thuận vừa kể đã đạt được hôm thứ hai sau những cuộc thương lượng kéo dài.
Ngoại trưởng Anh William Hague cho biết hiện chưa có kế hoạch để thật sự đưa vũ khí tới tay các chiến binh đang tìm cách lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad.
Ông Hague nói: "Đây là một tín hiệu mạnh mẽ gởi tới chế độ Assad. Đó là họ cần phải tham gia tiến trình chính trị, và như tôi đã nói từ lâu và như tôi đã nói với quốc hội của chúng tôi hồi tuần trước, chúng tôi chỉ thực hiện việc đưa vũ khí cùng với các nước khác trong những tình huống được kiểm soát một cách thận trọng và phù hợp với luật pháp quốc tế. Nhưng quyết định này mang lại cho chúng tôi sự linh động trong tương lai để ứng phó với tình hình xuống cấp hoặc với việc chế độ Assad không chịu điều đình."
Trong thời gian qua, Anh và Pháp là hai nước chính trong Liên hiệp Châu Âu thúc đẩy cho việc cung cấp vũ khí cho phe nổi dậy Syria trong lúc Áo và Thụy Điển dẫn đầu một nhóm nhỏ các nước không tán thành vì e rằng làm như vậy sẽ khiến cho cuộc nội chiến Syria trở nên tệ hại hơn.
Hội đồng Đối ngoại Liên hiệp Châu Âu cho biết họ sẽ xét lại lập trường đối với những kế hoạch đưa vũ khí tới Syria trước ngày 1 tháng 8. Quyết định về việc này chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến với Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki Moon và sau khi xem xét tình hình của hộïi nghị hòa bình Syria.
Ngoại trưởng Thụy Điển Carl Bildt bày tỏ lạc quan về một giải pháp chính trị và cảnh báo rằng lúc này không phải là lúc đưa vũ khí tới Syria.
Ông Bildt nói: "Tôi nghĩ rằng có một điều rất quan trọng là chúng tôi có một sự hậu thuẫn vững chắc cho tiến trình chính trị. Vì bây giờ chúng ta có được cơ hội đầu tiên sau một thời gian khá lâu – thật ra là từ mùa hè năm ngoái, cho một tiến trình chính trị và tôi nghĩ rằng có một điều cực kỳ quan trọng là không làm bất cứ điều gì có thể làm cho tình hình bị xáo trộn. Việc bắt đầu đưa vũ khí vào lúc này là gây xáo trộn. Không ai muốn làm như vậy cả."
Liên hiệp Châu Âu công nhận Liên minh Quốc gia Syria là đại diện hợp pháp của nhân dân Syria, và ngày hôm qua, họ đã mạnh mẽ thúc giục liên minh này tham gia cuộc đàm phán hòa bình.
Liên minh chưa có quyết định chính thức về việc tham gia vì đang chật vật khắc phục những sự chia rẽ. Chính phủ Syria đã đồng ý trên nguyên tắc là sẽ tham gia.
Hôm thứ hai, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã họp tại Paris để bàn về cuộc hội nghị hòa bình Syria.
Ngoại trưởng Lavrov bày tỏ sự lạc quan là hộïi nghị sẽ được tổ chức.
Ông Lavrov cho biết: "Đây không phải là việc dễ dàng. Đây là một việc rất khó, nhưng tôi hy vọng là khi Hoa Kỳ và Liên bang Nga xúc tiến sáng kiến này thì có cơ hội để thành công. Chúng tôi sẽ làm tất cả mọi việc trong khả năng của mình để tận dụng những cơ hội đó và làm cho những cơ hội trở thành hiện thực."
Cũng trong ngày hôm qua, Nga tái khẳng định sự ủng hộ cho việc bao gồm Iran trong hộïi nghị hòa bình. Cả Nga và Iran đều là đồng minh của Syria.
Hoa Kỳ lâu nay vẫn thường xuyên chỉ trích sự hỗ trợ của Iran cho chế độ Assad. Washington nói rằng thay vì là một phần của giải pháp Iran đã làm cho cuộc xung đột ở Syria trở nên tệ hại hơn.