ISTANBUL —
Liên hiệp Châu Âu bày tỏ sự bất bình đối với việc Thổ Nhĩ Kỳ đàn áp những người biểu tình chống chính phủ qua việc hoãn lại vòng đàm phán mới về việc gia nhập cho tới ít nhất là 4 tháng nữa. Tuy nhiên, họ cũng nói rằng con đường để Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Liên hiệp Âu Châu vẫn rộng mở. Từ Istanbul, thông tín viên Dorian Jones của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.
Quyết định của Liên hiệp Âu Châu được Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmed Davutoglu xem là một thắng lợi ngoại giao. Ông cho rằng việc hoãn lại 4 tháng chỉ là một vấn đề kỹ thuật và Brussels có quyết tâm tiến hành cuộc đàm phán về một “chương” mới về chính sách trong cuộc thương lượng để Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Liên hiệp Âu Châu.
Tính đến tuần này, Liên hiệp Âu Châu đã tiến hành các cuộc thương lượng về 13 chương chính sách với Thổ Nhĩ Kỳ nhưng chỉ hoàn tất được một chương. Việc thương lượng về 35 chương chính sách phải được hoàn tất để một nước ứng viên gia nhập Liên hiệp Âu Châu.
Ngoại trưởng Davutoglu cho biết Liên hiệp Âu Châu đã đồng ý tiến hành đàm phán về Chương 22, về chính sách khu vực, và đây là sự tiến bộ đầu tiên trong lãnh vực này trong vòng 3 năm.
Việc hoãn lại cuộc đàm phán nêu bật mối quan tâm của các nước hội viên Liên hiệp Âu Châu, đặc biệt là Đức, Áo và Hà Lan, đối với vụ đàn áp người biểu tình mới đây của chính phủ của Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan.
Theo kế hoạch trước đây, cuộc đàm phán này sẽ bắt đầu trong ngày hôm nay.
Tuần trước, chính phủ ở Ankara đe dọa cắt đứt tất cả các mối quan hệ Liên hiệp Âu Châu ngoại trừ quan hệ kinh tế nếu cuộc đàm phán về Chương 22 không được xúc tiến. Kết quả các cuộc thăm dò ý kiến công chúng hồi gần đây cho thấy đa số người dần Thổ Nhĩ Kỳ không ủng hộ việc gia nhập Liên hiệp Âu Châu và Ankara đã ra sức tăng cường các mối quan hệ chính trị và kinh tế với các nước bên ngoài Liên hiệp Âu Châu.
Tuy nhiên, nhà phân tích thời cuộc Thổ Nhĩ Kỳ, ông Atilla Yesilida, cho biết những lời lẽ chống báng Brussel mà đảng AK đương quyền đưa ra chỉ là “chuyện bề ngoài”.
Ông Yesilida nói: "Đảng AK giả đò như họ không quan tâm, nhưng thật ra không phải như vậy. Sức hấp dẫn của Thổ Nhĩ Kỳ ở Trung Đông và bên trong thế giới Hồi giáo hay đối với cộng đồng đầu tư nằm ở chỗ Thổ Nhĩ Kỳ là cầu nối giữa các nền văn hóa Tây phương và văn hóa Đông phương của phần còn lại của thế giới. Khuôn mặt hiện đại thân Tây phương của Thổ Nhĩ Kỳ làm cho chúng tôi trở nên hấp dẫn đối với thế giới Ả Rập, đối với thế giới Hồi giáo, như là một nước kiểu mẫu. Việc đánh mất tư thế này sẽ là một đòn mạnh giáng vào đảng AK."
Trong thời gian gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ đã trở nên bị cô lập nhiều hơn trong lúc có nhiều nước lên tiếng chỉ trích vụ đàn áp những người biểu tình chống chính phủ. Tuy nhiên, theo ông Semih Idiz, một ký giả kỳ cựu của nhật báo Taraf, sự chỉ trích các chính sách ngoại giao của Thổ Nhĩ Kỳ đã gia tăng trước khi xảy ra những vụ xuống đường biểu tình.
Ông Idiz nói tới việc chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ phe nổi dậy Syria.
"Đó chính là điều đã được mô tả và được dùng để chống lại chính phủ. Đây là một chính phủ ngay từ đầu đã nói rõ là không muốn có bất kỳ vấn đề nào với các nước láng giềng, nhưng giờ đây dường như lại không có quan hệ nào với cả thế giới, chứ đừng nói là với các lân bang. Có điều gì không đúng trong cách thức thực thi chính sách ngoại giao."
Tại Istanbul, những mối căng thẳng đang gia tăng về vấn đề chính sách ngoại giao cũng như những vấn đề khác, trong đó có vấn đề kiểm duyệt báo chí và những luật lệ hạn chế sự tiêu thụ rượu bia.
Hôm thứ 3 tuần này, trước khi Liên hiệp Âu Châu loan báo hoãn đàm phán, cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành những vụ đột kích vào tảng sáng tại nhà của những người biểu tình, bắt giữ ít nhất 20 người.
Nhà báo Idiz nói rằng vì có rất nhiều cuộc bầu cử diễn ra trong hai năm tới đây, cho nên khó mà tiên đoán về cách hành xử của ông Erdogan.
Ông Idiz nói: "Thủ tướng Erdogan dường như muốn bắt đầu tổ chức bầu cử khá sớm và ông ấy đã làm cho căng thẳng gia tăng vào một giai đoạn rất sớm. Và điều này chắc chắn sẽ làm cho nhiều nhà hoạch định chính sách cảm thấy lo ngại. Vấn đề của chính phủ này và các vị bộ trưởng trong chính phủ là họ bị mắc kẹt. Một mặt họ cần phải theo đuổi chủ nghĩa dân túy để lấy lòng những người ủng hộ, nhưng mặt khác họ cần phải có thái độ thực tế đối với nhu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ và tình hình thế giới. Vì vậy dường như họ đang đi giữa hai thái cực này."
Mới đây, trong các cuộc mít tinh vận động bầu cử, Thủ tướng Erdogan đã tìm cách sử dụng lá bài chủ nghĩa dân tộc với tuyên bố cho rằng vụ rối loạn là một phần của một âm mưu quốc tế. Tuy nhiên, một số các nhà phân tích nói rằng điều này có lẽ đã quá trễ. Ông Erdogan giờ đây không còn được dân chúng trong nước xem là một người có khả năng xử lý một vụ khủng hoảng.
Quyết định của Liên hiệp Âu Châu được Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmed Davutoglu xem là một thắng lợi ngoại giao. Ông cho rằng việc hoãn lại 4 tháng chỉ là một vấn đề kỹ thuật và Brussels có quyết tâm tiến hành cuộc đàm phán về một “chương” mới về chính sách trong cuộc thương lượng để Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Liên hiệp Âu Châu.
Tính đến tuần này, Liên hiệp Âu Châu đã tiến hành các cuộc thương lượng về 13 chương chính sách với Thổ Nhĩ Kỳ nhưng chỉ hoàn tất được một chương. Việc thương lượng về 35 chương chính sách phải được hoàn tất để một nước ứng viên gia nhập Liên hiệp Âu Châu.
Ngoại trưởng Davutoglu cho biết Liên hiệp Âu Châu đã đồng ý tiến hành đàm phán về Chương 22, về chính sách khu vực, và đây là sự tiến bộ đầu tiên trong lãnh vực này trong vòng 3 năm.
Việc hoãn lại cuộc đàm phán nêu bật mối quan tâm của các nước hội viên Liên hiệp Âu Châu, đặc biệt là Đức, Áo và Hà Lan, đối với vụ đàn áp người biểu tình mới đây của chính phủ của Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan.
Theo kế hoạch trước đây, cuộc đàm phán này sẽ bắt đầu trong ngày hôm nay.
Tuần trước, chính phủ ở Ankara đe dọa cắt đứt tất cả các mối quan hệ Liên hiệp Âu Châu ngoại trừ quan hệ kinh tế nếu cuộc đàm phán về Chương 22 không được xúc tiến. Kết quả các cuộc thăm dò ý kiến công chúng hồi gần đây cho thấy đa số người dần Thổ Nhĩ Kỳ không ủng hộ việc gia nhập Liên hiệp Âu Châu và Ankara đã ra sức tăng cường các mối quan hệ chính trị và kinh tế với các nước bên ngoài Liên hiệp Âu Châu.
Tuy nhiên, nhà phân tích thời cuộc Thổ Nhĩ Kỳ, ông Atilla Yesilida, cho biết những lời lẽ chống báng Brussel mà đảng AK đương quyền đưa ra chỉ là “chuyện bề ngoài”.
Ông Yesilida nói: "Đảng AK giả đò như họ không quan tâm, nhưng thật ra không phải như vậy. Sức hấp dẫn của Thổ Nhĩ Kỳ ở Trung Đông và bên trong thế giới Hồi giáo hay đối với cộng đồng đầu tư nằm ở chỗ Thổ Nhĩ Kỳ là cầu nối giữa các nền văn hóa Tây phương và văn hóa Đông phương của phần còn lại của thế giới. Khuôn mặt hiện đại thân Tây phương của Thổ Nhĩ Kỳ làm cho chúng tôi trở nên hấp dẫn đối với thế giới Ả Rập, đối với thế giới Hồi giáo, như là một nước kiểu mẫu. Việc đánh mất tư thế này sẽ là một đòn mạnh giáng vào đảng AK."
Trong thời gian gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ đã trở nên bị cô lập nhiều hơn trong lúc có nhiều nước lên tiếng chỉ trích vụ đàn áp những người biểu tình chống chính phủ. Tuy nhiên, theo ông Semih Idiz, một ký giả kỳ cựu của nhật báo Taraf, sự chỉ trích các chính sách ngoại giao của Thổ Nhĩ Kỳ đã gia tăng trước khi xảy ra những vụ xuống đường biểu tình.
Ông Idiz nói tới việc chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ phe nổi dậy Syria.
"Đó chính là điều đã được mô tả và được dùng để chống lại chính phủ. Đây là một chính phủ ngay từ đầu đã nói rõ là không muốn có bất kỳ vấn đề nào với các nước láng giềng, nhưng giờ đây dường như lại không có quan hệ nào với cả thế giới, chứ đừng nói là với các lân bang. Có điều gì không đúng trong cách thức thực thi chính sách ngoại giao."
Tại Istanbul, những mối căng thẳng đang gia tăng về vấn đề chính sách ngoại giao cũng như những vấn đề khác, trong đó có vấn đề kiểm duyệt báo chí và những luật lệ hạn chế sự tiêu thụ rượu bia.
Hôm thứ 3 tuần này, trước khi Liên hiệp Âu Châu loan báo hoãn đàm phán, cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành những vụ đột kích vào tảng sáng tại nhà của những người biểu tình, bắt giữ ít nhất 20 người.
Nhà báo Idiz nói rằng vì có rất nhiều cuộc bầu cử diễn ra trong hai năm tới đây, cho nên khó mà tiên đoán về cách hành xử của ông Erdogan.
Ông Idiz nói: "Thủ tướng Erdogan dường như muốn bắt đầu tổ chức bầu cử khá sớm và ông ấy đã làm cho căng thẳng gia tăng vào một giai đoạn rất sớm. Và điều này chắc chắn sẽ làm cho nhiều nhà hoạch định chính sách cảm thấy lo ngại. Vấn đề của chính phủ này và các vị bộ trưởng trong chính phủ là họ bị mắc kẹt. Một mặt họ cần phải theo đuổi chủ nghĩa dân túy để lấy lòng những người ủng hộ, nhưng mặt khác họ cần phải có thái độ thực tế đối với nhu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ và tình hình thế giới. Vì vậy dường như họ đang đi giữa hai thái cực này."
Mới đây, trong các cuộc mít tinh vận động bầu cử, Thủ tướng Erdogan đã tìm cách sử dụng lá bài chủ nghĩa dân tộc với tuyên bố cho rằng vụ rối loạn là một phần của một âm mưu quốc tế. Tuy nhiên, một số các nhà phân tích nói rằng điều này có lẽ đã quá trễ. Ông Erdogan giờ đây không còn được dân chúng trong nước xem là một người có khả năng xử lý một vụ khủng hoảng.