Đường dẫn truy cập

Các bộ trưởng khu vực đồng euro đạt thỏa thuận về nợ của Hy Lạp


Thủ tướng Luxembourg Jean-Claude Juncker (trái) nói chuyện với Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Evangelos Venizelos tại Brussels
Thủ tướng Luxembourg Jean-Claude Juncker (trái) nói chuyện với Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Evangelos Venizelos tại Brussels

Sau các cuộc thảo luận kéo dài suốt đêm, các bộ trưởng tài chánh trong khối sử dụng đồng Aâu kim cuối cùng đã đạt được một thỏa thuận 172 tỉ đôla cứu nguy cho Hy Lạp vào sáng sớm hôm nay, thứ Ba. Thỏa thuận này giúp Athens tránh bị vỡ nợ, nhưng cũng đòi Hy Lạp phải gánh chịu thêm những biện pháp kiệm ước. Từ Paris, thông tín viên Lisa Bryant của đài VOA gởi về bài tường trình sau đây.

Sau 13 giờ thương thảo, Thủ tướng Luxembourg Jean-Claude Juncker loan báo kết quả thành công tại cuộc họp báo sáng sớm hôm nay ở Brussels.

Ông Juncker cho biết: “Chúng tôi đã đạt được một thỏa thuận có ảnh hưởng sâu rộng về một chương trình mới của Hy Lạp và sự tham gia của khu vực tư nhân sẽ giúp giảm rất đáng kể khoản nợ cho Hy Lạp và mở đường cho một khoản tài trợ chính thức mới chưa từng có trước đây do quỹ cứu nguy EFSF của Liên hiệp châu Âu cung cấp để bảo đảm cho tương lai của Hy Lạp trong khu vực đồng euro.”

Thỏa thuận cung cấp cho Hy Lạp phần ngân khoản cứu nguy mà nước này đã trông chờ rất lâu; khoản tiền này cho phép Athens thanh toán các khoản nợ đáo hạn vào ngày 20 tháng 3. Trên phương diện rộng hơn, thỏa thuận này giúp tránh một cuộc khủng hoảng trên toàn khu vực sử dụng đồng euro với 17 nước thành viên trong trường hợp Hy Lạp bật ra khỏi khối này.

Thỏa thuận này sẽ chứng kiến Hy Lạp giảm khoản nợ của họ xuống còn tương đương với 120% tổng sản phẩm nội địa, tức GDP, vào khoảng năm 2020, so với mức 160% vào thời điểm hiện tại. Các nhà đầu tư tư nhân chịu những khoản lỗ lớn hơn ước tính khoảng 53,5% trên mệnh giá trái phiếu. Và người dân Hy Lạp, đã từng chống đối các biện pháp thắt lưng buộc bụng của chính phủ trong nhiều tháng qua, nay sẽ chịu đối diện với những cắt giảm chi tiêu của chính phủ nhiều hơn nữa.

Tuy nhiên các giới chức, như người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế, bà Christine Lagarde, ca ngợi thỏa thuận là chung cuộc sẽ xoay chuyển tình thế của nền kinh tế Hy Lạp.

Bà Largarde nói: “Sự kết hợp của nỗ lực phi thường này cộng với một chương trình cương quyết đặt trọng tâm rõ ràng vào tính cạnh trạnh chắc hẳn sẽ dành cho Hy Lạp đủ thời giờ để khôi phục lại khả năng cạnh tranh của họ và cải thiện khả năng chịu đựng nợ, và chứng tỏ rằng với sự thực thi vững chắc và chính xác được kiểm tra trên cơ sở thường xuyên bởi các đối tác khác nhau có liên hệ đến chương trình, thì Hy Lạp sẽ đi trở lại đúng hướng.”

Bà Lagarde nói rằng Quỹ Tiền tệ Quốc tế sẽ thảo luận về kế hoạch cứu nguy Hy Lạp trong tuần lễ thứ hai của tháng 3.

Các Bộ trưởng khu vực đồng euro cũng thảo luận về một quỹ cứu nguy trường kỳ mới ở mức cao hơn nhằm củng cố cho bức tường che chắn cho các nước có thể lâm vào tình trạng khó khăn về tài chánh. Ông Juncker nói rằng có phần chắc các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ đưa vấn đề này ra tại cuộc họp của họ vào đầu tháng 3.

Xem hình ảnh biểu tình chống các biện pháp kiệm ước tại Hy Lạp

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG