Xe cộ bị kẹt trong giờ cao điểm đi làm, các tài xế lái xe thỉnh thoảng phải đi vòng qua những xe tăng của quân đội và những xe cộ bị đốt cháy – tàn dư của các cuộc biểu tình bạo động.
Các ngân hàng mở cửa qua ngày thứ nhì, nhưng vẫn chưa có giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Ngay vào lúc một số người muốn mọi sự trở lại bình thường, thì những người biểu tình lại muốn bảo đảm rằng phải duy trì áp lực đòi ông Mubarak ra đi, và đoan chắc là các nỗ lực của họ không tàn lụi.
Vào ngày thứ 14, họ tiếp tục đổ vào Quảng trường Tahrir.
Cũng như người biểu tình, phe đối lập cho biết họ không hài lòng về kết quả các cuộc đàm phán giữa các nhóm đối lập với chính phủ của ông Mubarak. Các nhóm này gồm cả Huynh Đệ Hồi giáo, một tổ chức đã bị cấm hoạt động từ mấy chục năm nay.
Một trong các nhà lãnh đạo chủ chốt của nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo nói với đài VOA rằng cuộc đối thoại chỉ có thể tiếp tục nếu chính phủ đáp lại các yêu sách của phe đối lập đòi cải tổ chính trị sâu rộng.
Trước đó, người phát ngôn của một nhóm khác là Isaam Eryan, đã gặp các phóng viên. Ông nói không một người hay một chính trị gia lành mạnh nào có thể bác bỏ đối thoại, nhưng ông nói cuộc đối thoại phải nghiêm túc, có tính đại diện và xây dựng.
Tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo là một trong những nhóm chính ủng hộ biểu tình.
Áp lực trong 14 năm vừa qua đã buộc ông Mubarak phải nhượng bộ. Ông đã bổ nhiệm một phó Tổng thống, loan báo rằng ông sẽ không ra tái tranh cử trong năm nay, và đảng của ông đã chứng kiến sự từ chức của các lãnh tụ cấp cao.
Nhưng phe đối lập ở Ai Cập đã không đề ra được một mặt trận thống nhất, và chia rẽ nhau về việc chuyển quyền sẽ diễn ra như thế nào.
Một số người, kể cả những người biểu tình ở quãng trường Tahrir, muốn ông Mubarak ra đi ngay lập tức, và một số người muốn ông ta rời khỏi nước hay đưa ra tòa. Những người khác muốn ông ở lại và nói họ biết ơn ông về sự ổn định chính trị mà chính phủ của ông đã duy trì được trong 3 thập niên, cũng như về những quyền lợi mà một số người đã được hưởng trong thời gian ông nắm quyền.
Một nhóm thứ ba bao gồm nhiều người ở thủ đô Ai Cập muốn trở lại đi làm trong tuần này và hy vọng có thay đổi dân chủ, nhưng nói rằng họ muốn điều đó diễn ra một cách có trật tự, và sớm đem đất nước này trở lại bình thường.
Các cuộc đàm phán giữa phe đối lập tại Ai Cập và chính phủ của Tổng thống Hosni Mubarak đã không ngăn được hàng ngàn người biểu tình và đòi ông từ chức ngay tức khắc. Theo tường thuật của thông tín viên VOA Luis Ramirez từ Cairo, thủ đô Ai Cập dường như nóng lòng muốn trở lại sinh hoạt bình thường.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1