Ai Cập là nước Ả Rập đầu tiên ký một hiệp ước hòa bình lịch sử với Israel vào năm 1979 nhưng hiệp ước này được gọi là một hòa ước lạnh.
Thực vậy việc xem Tổng thống Hosni Mubarak như là một người Do Thái là một sự sỉ nhục tồi tệ nhất được nghĩ ra tại Ai Cập.
Tuy nhiên hầu hết những người biểu tình trẻ chú trọng đến những vấn đề khác.
Anh Nermine Essam, một người biểu tình nói: “Chúng tôi không có vấn đề gì đối với Hoa Kỳ. Và đối với Israel tôi không biết việc gì cuối cùng sẽ xảy ra. Tuy nhiên nếu ông Mubarak không có vấn đề gì đối với người nước ngoài, ông ta có vấn đề lớn đối với người dân Ai Cập. Điều này quá đủ rồi.”
Phe đối lập chính trị cũng đang tự nhìn về mình. Một số nhà lãnh đạo đối lập vừa mới gặp nhau tại trụ sở đảng Al-Ghad tại trung tâm Cairo.
Trong một phòng tối vì lý do an ninh, ông George Ishaq, một người bất đồng chính kiến nói bạn không thể có một tiên đoán gì về tương lai.
Ông Ishaq nói: “Đừng có tiên đoán trước về cuộc sống của chúng tôi vì cuộc sống của chúng tôi rất xáo trộn.”
Ông Ishad nói tổ chức Hồi Giáo huynh đệ cực đoan muốn có một thay đổi sâu sắc trong chính sách ngoại giao. Tuy nhiên ông nói người dân Ai Cập không bỏ phiếu để tổ chức này lên nắm quyền.
Do đó vị thế của những tổ chức đối lập còn lại đối với hiệp ước hòa bình với Israel như thế nào?
Ông Ishaq nói: “Không có một thỏa thuận nào tồn tại 30 năm mà không có thay đổi.”
Và thay đổi chắc chắn là điều mà đám đông thân Tổng thống Mubarak muốn ngăn chận.
Một người đàn ông nói chế độ là một tường rào chống lại sự cấp tiến hóa.
Một người ủng hộ ông Mubarak nói: "Chúng tôi thấy những gì xảy ra tại Iraq và những quốc gia khác. Chúng tôi muốn lẽ phải chiến thắng."
Phe đối lập gồm những thành phần bảo thủ già và thế hệ trẻ hơn. Và cả hai hình như đồng ý là sẽ không có thay đổi quan trọng về chính sách của Ai Cập trong thời kỳ hậu Mubarak, ít nhất là trước khi họ tìm ra được những vấn đề của chính họ trước đã.
Xem video về biểu tình ở Ai Cập