Đường dẫn truy cập

Các quốc gia đông Âu đang chịu áp lực của bất ổn xã hội


Biểu tình phản đối chính phủ trong thủ đô Bucharest, Romania
Biểu tình phản đối chính phủ trong thủ đô Bucharest, Romania

Romania nghèo khó là một trong những quốc gia của Liên Hiệp châu Âu đã thoát khỏi sự kềm kẹp của cộng sản hơn 20 năm trước, ngày nay lại đang chịu rất nhiều áp lực.

Hàng chục người bị thương trong 2 tuần lễ biểu tình đôi khi xảy ra bạo động, chống các biện pháp khắc khổ và tình trạng bị coi là tham nhũng tràn lan ở khắp thủ đô Bucharest và các thành phố khác của nước này.

Những đám đông giận dữ thuộc mọi thành phần trong xã hội Romania, từ những sinh viên vỡ mộng về hệ thống giáo dục mà họ nói là không giúp họ đi đến đâu, đến những người ăn lương hưu và các y tá không có nguồn tài chính, đang đòi chính phủ và tổng thống từ chức.

Thủ tướng Emil Boc nói ông hiểu sự bất mãn của dân chúng. Hôm thứ hai ông đã bác những lời nhận định của Bộ trưởng Ngoại giao trong nội các, gọi những người biểu tình là” những kẻ bạo động vô tích sự sống trong khu ổ chuột”

Tình hình bất ổn xã hội nghiêm trọng nhất so với nhiều năm nay tại Romania bị cho là do công cuộc cải tổ do Quĩ Tiền Tệ Quốc Tế, Ngân hàng Thế Giới và Liên Hiệp châu Âu đòi hỏi, để nước này đổi lấy hơn 27 tỉ đô la trợ giúp tài chính.

Chính quyền trung hữu của thủ tướng Boc bị buộc phải giảm lương công chức xuống 25% trong khi lại tăng thuế. Ông cũng phải cắt giảm những phúc lợi, chi phí chăm sóc y tế và giáo dục.

Kinh nghiệm của Romania đã châm ngòi cho một cuộc tranh luận đang diễn tiến tại đông Âu nhắm đưa ra những giới hạn cho ảnh hưởng của EU và những định chế phương Tây khác đối với các vấn đề nội bộ của các nước thành viên. Thế nhưng thủ tướng Boc nói ông vẫn ủng hộ một châu Âu tập quyền nhiều hơn.

Ông nói:”Chúng ta không nên sợ hãi khi bàn về một Hợp Chủng Quốc của châu Âu. Có thể không phải là hôm nay hay ngày mai.

Nhưng tôi cho là chúng ta nên bắt đầu thảo luận về chuyện đó ngay trong nội bộ các quốc gia chúng ta, và sau đó, tại cấp Liên Âu, bởi vì một Hợp Chủng Quốc châu Âu không có nghĩa là chúng ta sẽ đánh mất cá tính của chúng ta, tài sản của chúng ta, nhưng nó sẽ cải thiện cái phương thức nhiên hậu mà chúng ta cùng nhau hành động để có thể thành công trong việc cạnh tranh toàn cầu, một chuyện không dễ. Chúng ta cần phải bắt đầu thảo luận tới chuyện đó.”

Tại nước láng giềng Hungary, Thủ tướng Viktor Orban nói rằng những biện pháp khắc khổ và những đòi hỏi chính trị của cộng đồng quốc tế là một đe dọa cho chủ quyền nước ông.

Ông vẫn bị EU và Hoa Kỳ chỉ trích vì đang mở rộng quyền kiểm soát cuả chính phủ tại những định chế trước đây hoàn toàn độc lập, như ngân hàng trung ương, lãnh vực truyền thông và ngành tư pháp. Chính phủ của ông cũng hạn chế những đoàn thể tôn giáo được nhà nước công nhận.

Ủy ban châu Âu. Cơ chế hành pháp của EU, đã đe sẽ có hành động pháp lý nếu Hungary không nới lỏng quyền kiểm soát của chính phủ đối với ngân hàng trung ương và tòa án, và đối với việc bảo vệ các dữ liệu riêng tư.

Ông Orban, đã họp với Chủ tịch Ủy Ban châu Âu Jose Manuel Barroso hôm thứ Ba, mới đây nói rằng rất khó có thể cân bằng giữa đòi hỏi của EU với nhu cầu của cử tri.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG