Nếu dùng góc nhìn của kinh tế học chính thống để nhận định về kiểm duyệt thì hầu như không có gì nhiều để nói. Con người mà kinh tế học chính thống nghiên cứu là con người duy lý thuần túy. Người duy lý thuần túy không thể tức dận hay phẫn nộ vì thông tin, cũng không thể tổn thương vì thông tin. Chỉ có một hướng duy nhất để biện minh cho kiểm duyệt đứng dưới góc độ kinh tế học là nó nâng cao chất lượng thông tin. Nghiên cứu về chất lượng thông tin là một hướng nghiên cứu đang bùng nổ trong kinh tế và nhiều khả năng trong tương lai sẽ có người nhận giải Nobel từ các khám phá trong lĩnh vực này.
Một hướng khác của kinh tế học là không nhìn nhận con người như những chủ thể duy lý tuyệt đối. Người ta gọi những nghiên cứu này là kinh tế học hành vi (behavior economics). Nhánh behavior economics đã phát triển được một đoạn khá dài và đã động đến một số vấn đề thú vị trong cái bất duy lý của hành vi của con người như bounded rationality (duy lý hạn chế - chỉ suy nghĩ được ở mức độ nhất định chứ không thể quá phức tạp), bounded willpower (bản lĩnh kém – đôi khi làm những việc mà về lâu dài không có lợi cho mình) và bounded self-interest (vị kỷ hạn chế - không phải lúc nào cũng chỉ nghĩ đến mình). Tuy nhiên nếu muốn dùng behavior economics để giải thích lý do cần kiểm duyệt thì buộc phải thừa nhận là có những người duy lý hơn người khác, chính quyền duy lý hơn công chúng… và vì tôi coi giả định như vậy là tương đối vô căn cứ, tôi sẽ không bàn thêm theo hướng này nữa.
Bây giờ quay lại vấn đề chất lượng thông tin. Thông thường khi nói đến thông tin, người ta thường đặt câu hỏi “biết đến đâu? biết tới mức nào?” và mô hình hóa nó dưới dạng một hàm số xác suất. Với mô hình này, người ta có thể nói: “mặc dù tôi không biết chính xác chuyện gì sẽ diễn ra, tôi có thể biết khả năng xảy ra của một biến cố bất kỳ là bao nhiêu” dựa trên các thông tin mà tôi có. Thí dụ một chàng trai đi hỏi vợ thời xưa có khi không biết mặt vợ chưa cưới. Nhưng nếu chàng trai nghe nhiều người nói cô nàng xinh đẹp, tính tình dễ thương, thông minh…và những thông tin này không mâu thuẫn nhau, thì chàng có thể hình dung ở mức tương đối đại khái nàng sẽ như thế nào.
Mô hình này sẽ gặp phải vấn đề nếu trong mớ thông tin của người ra quyết định có các thông tin trái ngược, lẫn lộn với nhau. Trong trường hợp trên, giả như chàng trai gặp phải 2 luồng thông tin trái chiều, một số người thì cho biết nàng rất được, và trên cơ sở đó chàng trai tưởng tượng ra một khả năng tới 80% là nàng xinh đẹp, 20% là nàng cũng ưa nhìn, và 0% là nàng xấu. Trong khi một số người khác thì lại đưa ra những thông tin là 90% xấu, 10% trung bình, và 0% là đẹp.
Như vậy trong trường hợp này chàng có đến 2 hàm số phân phối xác suất khác nhau. Kinh tế học gọi là ambiguity[1] (- tạm dịch là nhiễu loạn- đây là một hướng nghiên cứu rất mới). Giả như thông tin quá nhiễu loạn và bạn có tới hàng trăm hàm phân phối xác suất khác nhau thì ngay như người ra quyết định là một người duy lý thì cũng rất khó để có thể thực hiện tối ưu hóa và chọn ra một quyết định tối ưu nhất.
Trong những trường hợp thông tin bị nhiễu loạn như vậy, giả như có một thể chế [nhà nước chẳng hạn] có khả năng “phá nhiễu”, và kiểm duyệt hết các thông tin sai lệch để chỉ còn lại những thông tin đúng thì việc ra quyết định của các cá nhân sẽ đơn giản hơn, và vì thế cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn. Việc kiểm duyệt này nhìn bề ngoài có vẻ hợp lý, vì nó giảm chi phí giao dịch trong các hoạt động của đời sống xã hội, làm cuộc sống đơn giản hơn. Thế nhưng, không phải là nó không có mặt trái.
Mặt trái rõ ràng nhất của nó là làm cách nào để phân định được thông tin nào “đúng” và thông tin nào là “sai”. Ai hoặc thể chế nào có năng lực để biết và quyền phán quyết đúng/sai trong mỗi trường hợp có các luồng thông tin mâu thuẫn nhau?
Mặc trái khác, quan trọng hơn, là khi người kiểm duyệt kiểm soát thông tin của ngườ khác, cũng có nghĩa là người kiểm duyệt kiểm soát suy nghĩ và hành vi của người khác. Điều này rất dễ thấy qua ví dụ chàng trai đi hỏi vợ ở trên. Giả sử luồng thông tin “nàng xinh” bị kiểm duyệt đi và chàng là một người duy lý thì chàng sẽ không đi hỏi cưới cô gái kia. Đảo lại, nếu luồng thông tin “nàng xấu” bị kiểm duyệt đi thì chàng sẽ đi hỏi cưới. Biết được điều này, người kiểm duyệt có thể điều khiển hành vi của chàng như điều kiển một con rối thông qua việc quyết định cho chàng trai biết gì và không biết gì.
Tóm lại, đứng dưới góc nhìn của kinh tế học chính thống, hành vi kiểm duyệt là hành vi không thể biện minh, ngay cả khi nó dựa trên lập luận rất thuyết phục là giảm nhiễu thông tin. Tuy nhiên, kinh tế học phải dựa trên giả định là con người là tư duy không phụ thuộc vào cảm xúc, và có khả năng tư duy để tìm ra giải pháp tối ưu nhất dựa trên các nguồn thông tin mà họ có.
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Một hướng khác của kinh tế học là không nhìn nhận con người như những chủ thể duy lý tuyệt đối. Người ta gọi những nghiên cứu này là kinh tế học hành vi (behavior economics). Nhánh behavior economics đã phát triển được một đoạn khá dài và đã động đến một số vấn đề thú vị trong cái bất duy lý của hành vi của con người như bounded rationality (duy lý hạn chế - chỉ suy nghĩ được ở mức độ nhất định chứ không thể quá phức tạp), bounded willpower (bản lĩnh kém – đôi khi làm những việc mà về lâu dài không có lợi cho mình) và bounded self-interest (vị kỷ hạn chế - không phải lúc nào cũng chỉ nghĩ đến mình). Tuy nhiên nếu muốn dùng behavior economics để giải thích lý do cần kiểm duyệt thì buộc phải thừa nhận là có những người duy lý hơn người khác, chính quyền duy lý hơn công chúng… và vì tôi coi giả định như vậy là tương đối vô căn cứ, tôi sẽ không bàn thêm theo hướng này nữa.
Bây giờ quay lại vấn đề chất lượng thông tin. Thông thường khi nói đến thông tin, người ta thường đặt câu hỏi “biết đến đâu? biết tới mức nào?” và mô hình hóa nó dưới dạng một hàm số xác suất. Với mô hình này, người ta có thể nói: “mặc dù tôi không biết chính xác chuyện gì sẽ diễn ra, tôi có thể biết khả năng xảy ra của một biến cố bất kỳ là bao nhiêu” dựa trên các thông tin mà tôi có. Thí dụ một chàng trai đi hỏi vợ thời xưa có khi không biết mặt vợ chưa cưới. Nhưng nếu chàng trai nghe nhiều người nói cô nàng xinh đẹp, tính tình dễ thương, thông minh…và những thông tin này không mâu thuẫn nhau, thì chàng có thể hình dung ở mức tương đối đại khái nàng sẽ như thế nào.
Mô hình này sẽ gặp phải vấn đề nếu trong mớ thông tin của người ra quyết định có các thông tin trái ngược, lẫn lộn với nhau. Trong trường hợp trên, giả như chàng trai gặp phải 2 luồng thông tin trái chiều, một số người thì cho biết nàng rất được, và trên cơ sở đó chàng trai tưởng tượng ra một khả năng tới 80% là nàng xinh đẹp, 20% là nàng cũng ưa nhìn, và 0% là nàng xấu. Trong khi một số người khác thì lại đưa ra những thông tin là 90% xấu, 10% trung bình, và 0% là đẹp.
Như vậy trong trường hợp này chàng có đến 2 hàm số phân phối xác suất khác nhau. Kinh tế học gọi là ambiguity[1] (- tạm dịch là nhiễu loạn- đây là một hướng nghiên cứu rất mới). Giả như thông tin quá nhiễu loạn và bạn có tới hàng trăm hàm phân phối xác suất khác nhau thì ngay như người ra quyết định là một người duy lý thì cũng rất khó để có thể thực hiện tối ưu hóa và chọn ra một quyết định tối ưu nhất.
Trong những trường hợp thông tin bị nhiễu loạn như vậy, giả như có một thể chế [nhà nước chẳng hạn] có khả năng “phá nhiễu”, và kiểm duyệt hết các thông tin sai lệch để chỉ còn lại những thông tin đúng thì việc ra quyết định của các cá nhân sẽ đơn giản hơn, và vì thế cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn. Việc kiểm duyệt này nhìn bề ngoài có vẻ hợp lý, vì nó giảm chi phí giao dịch trong các hoạt động của đời sống xã hội, làm cuộc sống đơn giản hơn. Thế nhưng, không phải là nó không có mặt trái.
Mặt trái rõ ràng nhất của nó là làm cách nào để phân định được thông tin nào “đúng” và thông tin nào là “sai”. Ai hoặc thể chế nào có năng lực để biết và quyền phán quyết đúng/sai trong mỗi trường hợp có các luồng thông tin mâu thuẫn nhau?
Mặc trái khác, quan trọng hơn, là khi người kiểm duyệt kiểm soát thông tin của ngườ khác, cũng có nghĩa là người kiểm duyệt kiểm soát suy nghĩ và hành vi của người khác. Điều này rất dễ thấy qua ví dụ chàng trai đi hỏi vợ ở trên. Giả sử luồng thông tin “nàng xinh” bị kiểm duyệt đi và chàng là một người duy lý thì chàng sẽ không đi hỏi cưới cô gái kia. Đảo lại, nếu luồng thông tin “nàng xấu” bị kiểm duyệt đi thì chàng sẽ đi hỏi cưới. Biết được điều này, người kiểm duyệt có thể điều khiển hành vi của chàng như điều kiển một con rối thông qua việc quyết định cho chàng trai biết gì và không biết gì.
Tóm lại, đứng dưới góc nhìn của kinh tế học chính thống, hành vi kiểm duyệt là hành vi không thể biện minh, ngay cả khi nó dựa trên lập luận rất thuyết phục là giảm nhiễu thông tin. Tuy nhiên, kinh tế học phải dựa trên giả định là con người là tư duy không phụ thuộc vào cảm xúc, và có khả năng tư duy để tìm ra giải pháp tối ưu nhất dựa trên các nguồn thông tin mà họ có.
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.