Một viên chức cao cấp của Tổ chức Y tế Thế giới cho biết dòng vi rút cúm gà mới ở Trung Quốc là một trong các vi rút độc hại nhất của các loại vi rút gây ra chứng bệnh có thể gây chết người này. Từ Bắc Kinh, thông tín viên VOA William Ide gởi về bài tường thuật sau đây.
Một nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới hôm nay đã tổ chức một cuộc họp báo để nói về vi rút cúm gà H7N9, là vi rút đã gây bệnh cho hơn 100 người tại 7 tỉnh và thành phố ở Trung Quốc, trong đó có 22 ca tử vong. Toán chuyên gia này đã đến Trung Quốc hồi tuần trước để thực hiện chuyến công tác 5 ngày nhằm tìm hiểu thêm về loại vi rút mới này.
Ông Keiji Fukuda, Phó Giám đốc An ninh Y tế của Tổ chức Y tế Thế giới, cho biết vào thời điểm này vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy vi rút H7N9 có thể lây lan một cách dễ dàng từ người này sang người khác.
Ông Fukuda nói: "Khi chúng ta nói tới vi rút cúm thì đây là loại vi rút nguy hiểm một cách bất thường cho con người. Dựa trên các bằng chứng mà chúng tôi đang có chúng tôi nghĩ rằng vi rút này dễ lây từ gia cầm sang người hơn vi rút H5N1."
Dòng vi rút cúm gà H5N1 đã xuất hiện năm 2003. Trong 10 năm qua, vi rút này lan ra trên 3 châu lục và gây tử vong cho hơn phân nửa con số 622 người bị nhiễm bệnh.
Tổ chức Y tế Thế giới và các giới chức y tế Trung Quốc nhấn mạnh rằng nỗ lực tìm hiểu dòng vi rút mới vẫn còn ở trong giai đoạn đầu.
Ông Lương Vạn Niên, một viên chức của Ủy ban Y tế và Kế hoạch hóa Gia đình Trung Quốc, cho biết hiệu quả của những biện pháp phòng ngừa của chính phủ vẫn chưa rõ ràng. Ông nói thêm rằng mức độ rủi ro của vi rút này đối với công chúng cũng vẫn chưa rõ ràng.
Ông Lương cho biết: "Có rất nhiều yếu tố chưa được làm rõ, trong đó có nguồn gốc vi rút, sự biến đổi gien của vi rút, các yếu tố bệnh lý học, tính chất độc hại, sự chuyển dịch, các triệu chứng lâm sàng và tình hình dịch tễ học của vi rút này. Vì vậy chúng tôi còn phải nghiên cứu thêm rất nhiều. Có rất nhiều điều còn phải nghiên cứu và học hỏi."
Các nhà khoa học của Trung Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới đồng ý với nhau rằng các loại chim muông bị nhiễm vi rút, đặc biệt là gia cầm, có phần chắc là nguồn gây bệnh cho con người.
Bà Nancy Cox, Giám đốc bộ phận Cúm của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh CDC của Mỹ, là một trong các chuyên gia trong phái đoàn của Tổ chức Y tế Thế giới.
Bà Cox nói: "Cho đến nay, không có mẫu xét nghiệm nào của các loại di điểu hay nơi sinh cư của chúng có kết quả dương tính với H7N9. Ngược lại, những mẫu xét nghiệm của gà vịt và bồ câu ở các chợ gia cầm đã có kết quả dương tính với H7N9. Những mẫu xét nghiệm môi trường của các chợ gia cầm cũng có kết quả dương tính.
Cho đến nay, phần lớn các ca tử vong và lây nhiễm của loại vi rút mới đã xảy ra ở Thượng Hải. Cũng giống như giới hữu trách ở các thành phố khác có vi rút này xuất hiện, giới hữu trách Thượng Hải đã đóng cửa các chợ gia cầm sống."
Bà Anne Kelson là giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu Cúm ở Melbourne, Australia, của Tổ chức Y tế Thế giới. Bà cho biết như sau.
Bà Kelson nói: "Chúng tôi biết rằng Thượng Hải đã nhanh chóng đóng cửa các chợ gia cầm trong thành phố vào ngày 6 tháng tư và có một điều rất đáng phấn khởi là đã có sự sút giảm ngay của những ca bệnh mới và những ca bệnh đã xảy ra đều xảy ra trong tuần lễ sau đó, là khoảng thời gian mà chúng ta có thể dự đoán là thời gian ủ bệnh của loại vi rút này."
Tuy vậy, bà Kelson nói thêm rằng mọi người không nên lơ là. Bà cho rằng việc theo dõi sát những tác động của biện pháp đóng cửa các chợ gia cầm cần phải được tiếp tục thực hiện trong những tuần lễ và những tháng sắp tới.
Giới hữu trách Trung Quốc cho biết hơn phân nửa số người nhiễm bệnh là những người có tiếp xúc trực tiếp với gà vịt hoặc chim chóc. Tuy nhiên, số người còn lại đã bị nhiễm vi rút này bằng cách nào vẫn là một vấn đề còn chưa rõ ràng.
Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành hàng ngàn cuộc xét nghiệm trên chim muông và gia cầm nhưng chỉ có mấy mươi cuộc xét nghiệm có kết quả dương tính.
Và, trong hai ca cúm gia cầm ở Bắc Kinh cho đến nay có một bé trai đã nhiễm vi rút H7N9 nhưng không có triệu chứng nào của bệnh cúm.
Một nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới hôm nay đã tổ chức một cuộc họp báo để nói về vi rút cúm gà H7N9, là vi rút đã gây bệnh cho hơn 100 người tại 7 tỉnh và thành phố ở Trung Quốc, trong đó có 22 ca tử vong. Toán chuyên gia này đã đến Trung Quốc hồi tuần trước để thực hiện chuyến công tác 5 ngày nhằm tìm hiểu thêm về loại vi rút mới này.
Ông Keiji Fukuda, Phó Giám đốc An ninh Y tế của Tổ chức Y tế Thế giới, cho biết vào thời điểm này vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy vi rút H7N9 có thể lây lan một cách dễ dàng từ người này sang người khác.
Ông Fukuda nói: "Khi chúng ta nói tới vi rút cúm thì đây là loại vi rút nguy hiểm một cách bất thường cho con người. Dựa trên các bằng chứng mà chúng tôi đang có chúng tôi nghĩ rằng vi rút này dễ lây từ gia cầm sang người hơn vi rút H5N1."
Dòng vi rút cúm gà H5N1 đã xuất hiện năm 2003. Trong 10 năm qua, vi rút này lan ra trên 3 châu lục và gây tử vong cho hơn phân nửa con số 622 người bị nhiễm bệnh.
Tổ chức Y tế Thế giới và các giới chức y tế Trung Quốc nhấn mạnh rằng nỗ lực tìm hiểu dòng vi rút mới vẫn còn ở trong giai đoạn đầu.
Ông Lương Vạn Niên, một viên chức của Ủy ban Y tế và Kế hoạch hóa Gia đình Trung Quốc, cho biết hiệu quả của những biện pháp phòng ngừa của chính phủ vẫn chưa rõ ràng. Ông nói thêm rằng mức độ rủi ro của vi rút này đối với công chúng cũng vẫn chưa rõ ràng.
Ông Lương cho biết: "Có rất nhiều yếu tố chưa được làm rõ, trong đó có nguồn gốc vi rút, sự biến đổi gien của vi rút, các yếu tố bệnh lý học, tính chất độc hại, sự chuyển dịch, các triệu chứng lâm sàng và tình hình dịch tễ học của vi rút này. Vì vậy chúng tôi còn phải nghiên cứu thêm rất nhiều. Có rất nhiều điều còn phải nghiên cứu và học hỏi."
Các nhà khoa học của Trung Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới đồng ý với nhau rằng các loại chim muông bị nhiễm vi rút, đặc biệt là gia cầm, có phần chắc là nguồn gây bệnh cho con người.
Bà Nancy Cox, Giám đốc bộ phận Cúm của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh CDC của Mỹ, là một trong các chuyên gia trong phái đoàn của Tổ chức Y tế Thế giới.
Bà Cox nói: "Cho đến nay, không có mẫu xét nghiệm nào của các loại di điểu hay nơi sinh cư của chúng có kết quả dương tính với H7N9. Ngược lại, những mẫu xét nghiệm của gà vịt và bồ câu ở các chợ gia cầm đã có kết quả dương tính với H7N9. Những mẫu xét nghiệm môi trường của các chợ gia cầm cũng có kết quả dương tính.
Cho đến nay, phần lớn các ca tử vong và lây nhiễm của loại vi rút mới đã xảy ra ở Thượng Hải. Cũng giống như giới hữu trách ở các thành phố khác có vi rút này xuất hiện, giới hữu trách Thượng Hải đã đóng cửa các chợ gia cầm sống."
Bà Anne Kelson là giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu Cúm ở Melbourne, Australia, của Tổ chức Y tế Thế giới. Bà cho biết như sau.
Bà Kelson nói: "Chúng tôi biết rằng Thượng Hải đã nhanh chóng đóng cửa các chợ gia cầm trong thành phố vào ngày 6 tháng tư và có một điều rất đáng phấn khởi là đã có sự sút giảm ngay của những ca bệnh mới và những ca bệnh đã xảy ra đều xảy ra trong tuần lễ sau đó, là khoảng thời gian mà chúng ta có thể dự đoán là thời gian ủ bệnh của loại vi rút này."
Tuy vậy, bà Kelson nói thêm rằng mọi người không nên lơ là. Bà cho rằng việc theo dõi sát những tác động của biện pháp đóng cửa các chợ gia cầm cần phải được tiếp tục thực hiện trong những tuần lễ và những tháng sắp tới.
Giới hữu trách Trung Quốc cho biết hơn phân nửa số người nhiễm bệnh là những người có tiếp xúc trực tiếp với gà vịt hoặc chim chóc. Tuy nhiên, số người còn lại đã bị nhiễm vi rút này bằng cách nào vẫn là một vấn đề còn chưa rõ ràng.
Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành hàng ngàn cuộc xét nghiệm trên chim muông và gia cầm nhưng chỉ có mấy mươi cuộc xét nghiệm có kết quả dương tính.
Và, trong hai ca cúm gia cầm ở Bắc Kinh cho đến nay có một bé trai đã nhiễm vi rút H7N9 nhưng không có triệu chứng nào của bệnh cúm.