Cư dân trong thủ đô của Nepal đang tìm chỗ trú bên ngoài nhà trong đêm Chủ nhật, vì lo sợ các cơn hậu chấn sẽ lại xảy ra, sau trận động đất rung chuyển nhiều nơi trong nước vào hôm trước, gây thiệt mạng cho ít nhất 2.400 người. Trận động đất với cường 7,8 độ Richter hôm Thứ bảy cách thủ đô Kathmandu 80 kilomet về hướng tây bắc, phá hủy phần lớn trung tâm lịch sử của thành phố này. Một cơn hậu chấn với cường độ 6,7 độ nằm trong số ít nhất 18 chấn động nhẹ hơn rung chuyển vùng thủ đô Kathmandu sau đó.
Trích dẫn các nguồn tin của chính phủ Nepal, Liên hiệp quốc nói rằng 35 trong số 75 quận của Nepal bị ảnh hưởng bởi trận động đất. Ước tính Nepal có khoảng 30 triệu dân.
Các đội ứng phó với thảm họa từ Hoa Kỳ và các nước khác đang được điều động đến nhằm trợ lực trong cộng tác tìm kiếm, cứu hộ và phục hồi. Hàng ngàn người bị thương và số người mất tích chưa rõ là bao nhiêu.
Trên trang web do Uỷ ban Chữ Thập Đỏ Quốc Tế thành lập, hàng trăm người Nepal và người nước ngoài được thân nhân báo cáo mất tích. Con số đã kiểm lại trên trang web để báo rằng họ còn sống ít hơn nhiều.
Trận động đất rung chuyển vùng núi nhiều phút trước lúc giữa trưa theo giờ địa phương hôm Thứ bảy, san bằng các kiến trúc lịch sử bằng gỗ và gạch trong khu cổ thành. Ít nhất 180 người được báo đã thiệt mạng khi Tháp Dharahara nổi tiếng của thủ đô – một địa điểm được UNESCO công nhận là di sản thế giới – bị sụp xuống.
Về hướng đông thủ đô, các trận tuyết lở rung chuyển núi Everest – ngọn núi cao nhất trên trái đất – gây thiệt mạng ít nhất 18 người leo núi và chôn vùi hoàn toàn khu trại căn cứ của các nhà thám hiểm.
Khoảng sáng sớm Chủ nhật, đài VOA nhận được tin số người thiệt mạng và thiệt hại về tài sản trong Vùng Tự trị Tây Tạng, cách thủ đô Kathmandu hàng trăm kilomet về hương bắc.
Ờ Ấn Độ ít nhất 34 người bị thiệt mạng. Bangladesh, Bhutan và những nơi khác nằm dọc theo biên giới Nepal-Trung Quốc báo cho biết con số thương vong thêm nữa.
Hoa Kỳ hứa cấp ngay 1 triệu đôla cứu trợ thiên tai và điều động đội cứu hộ động đất ở Virginia trợ giúp. 56 thành viên của đơn vị này đã được triển khai cùng với nhiều viên chức của USAID lên đường đến Nepal hôm Chủ nhật.
Bộ trưởng ngoại giao của Ấn Độ, Subrahmanyam Jaishankar, cho biết đã gửi ba tấn tiếp liệu, và 40 thành viên thuộc Lực lượng Ứng phó Thiên tại Quốc gia của nước này đến Nepal bằng phi cơ. Trung Quốc cũng đang sơ tán công dân nước này bằng phi cơ.
Trung Quốc, Đức và Israel nằm trong số những nước đang gửi nhân viên ứng phó với thảm họa đến khu vực.
Trận động đất hôm thứ Bảy là trận động đất mạnh nhất ở Nepal trong 81 năm qua. Năm 1934 một trận động đất còn mạnh hơn trận này giết chết hơn 10.000 người.