Đường dẫn truy cập

Phe đối lập tại Quốc hội Đài Loan xem xét lại đối thoại với Trung Quốc


Ông Su Jia-chyuan (giữa), Chủ tịch mới của cơ quan lập pháp Đài Loan. Đảng Dân Tiến DPP về mặt lịch sử là lực lượng chống Trung Quốc, lần đầu tiên đã kiểm soát Quốc hội Đài Loan.
Ông Su Jia-chyuan (giữa), Chủ tịch mới của cơ quan lập pháp Đài Loan. Đảng Dân Tiến DPP về mặt lịch sử là lực lượng chống Trung Quốc, lần đầu tiên đã kiểm soát Quốc hội Đài Loan.

Đảng đối lập tại Đài Loan, về mặt lịch sử là lực lượng chống Trung Quốc, hôm Thứ Hai lần đầu tiên đã kiểm soát quốc hội với một nghị trình có thể làm chậm lại cuộc đối thoại với Bắc Kinh và cải tổ chính trị nội bộ.

Đảng Dân Tiến (DPP) được thành lập trong những năm 1980 để ngăn chặn sự cầm quyền có tính toàn trị một thời của những người thuộc Quốc Dân Đảng. DPP đã giành được 68 ghế trong quốc hội 113 ghế hồi tháng trước, lần đầu tiên giành thắng lợi như vậy. Chủ tịch đảng, bà Thái Anh Văn, cũng chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống, kết thúc 8 năm cầm quyền của Quốc Dân Đảng.

DPP sẽ làm việc với Thủ tướng Quốc Dân Đảng

Các nhà phân tích dự liệu rằng trong nửa đầu năm nay, quốc hội sẽ làm việc với Thủ tướng chính quyền Quốc Dân Đảng Trương Thiện Chính để thông qua các dự luật mà cả 2 đảng đều ủng hộ. Ông Trương lên nắm quyền sau cuộc bầu cử hồi tháng 1, được coi là người trung dung trong đảng và cởi mở với việc đạt đồng thuận với các nhà lập pháp.

Vào đầu kỳ họp, các nhà lập pháp cũng có thể theo đuổi các biện pháp đẩy mạnh sự minh bạch ngay trong chính quốc hội như công bố nội dung các cuộc họp kín của đảng.

Bà Thái Anh Văn: Nhân dân muốn cải cách

Bà Thái nói với các nhà lập pháp trong đảng của bà hồi tuần trước rằng công chúng muốn có cải cách:

“Cải cách là kỳ vọng của công chúng. Tôi hy vọng mọi người quan tâm hơn đến chất lượng và hiệu quả của việc lập pháp và dành nhiều thời gian hơn trong quá trình thảo luận các dự luật”.

Chỉ đạo mới về đàm phán với Trung Quốc

Sau khi bà Thái lên nắm quyền vào tháng 5, các nhà lập pháp sẽ theo đuổi một dự luật đặt ra các phương hướng chỉ đạo về cách thức Đài Loan có thể đàm phàn với đối thủ truyền kiếp là Trung Quốc. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với Đài Loan hiện đang tự trị, nhưng chính phủ Quốc Dân Đảng đã đặt vấn đề đó sang một bên kể từ năm 2008 để đi đến một loạt các thỏa thuận nhằm giúp cho nền kinh tể của hòn đảo.

Hsu Yung-ming, nhà khoa học chính trị tại ĐHTH Soocow ở Đài Bắc, nói dự luật sẽ yêu cầu phải có thêm ý kiến đầu vào từ các nhà lập pháp và công chúng đối với vấn đề quan hệ với Trung Quốc.

“Một vấn đề trong nghị trình là quan hệ giữa 2 bờ Eo biển Đài Loan,” Hsu nói, đề cập đến quan hệ giữa Đài Loan và Trung Quốc. “Điều đó trong tương lai sẽ có thể là một vấn đề căng thẳng. Khi Đảng Dân Tiến cầm quyền trong tương lai, về mặt quan hệ lập pháp với quốc hội và sự tham gia của công chúng, họ tất cả đều cần thể hiện quan điểm”.

Các nhà lập pháp đã từng đề xuất một dự luật về giám sát hồi năm 2014 để đáp ứng những người chống đối vốn cảm thấy Đài Loan ký kết các thỏa thuận quá nhanh chóng với Trung Quốc. Do bầu cử đến gần nên dự luật đó không được thông qua.

Những người biểu tình nói họ biết quá ít về những gì chính phủ nói với Trung Quốc và lo ngại Bắc Kinh có thể dùng thêm các thỏa thuận kinh tế để gây ảnh hưởng chính trị.

Cảm xúc đó của công chúng đã góp phần làm Quốc Dân Đảng bị thua trong bầu cử.

Bà Thái nói bà ủng hộ đối thoại nhiều hơn với Trung Quốc nhưng không đồng ý với Bắc Kinh về các điều kiện hội đàm.

Một dự luật giám sát chặt chẽ có thể làm chậm cuộc đối thoại với Trung Quốc với việc yêu cầu các nhà đàm phán của chính phủ Đài Loan phải đáp ứng các yêu cầu mới như phải báo cáo từng bước của một thỏa thuận chưa ký kết trước quốc hội, hoặc trước công luận thông qua các kênh khác.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG