PHNOM PENH —
Đảng đối lập chính tại Campuchia bác bỏ kết quả bầu cử Quốc hội hôm Chủ nhật và yêu cầu có cuộc điều tra về gian lận ở nhiều nơi.
Đảng Nhân dân Campuchia của Thủ tướng Hun Sen giành thắng lợi khít khao, thừa nhận lần này là yếu kém nhất kể từ khi nắm vai trò áp đảo cách nay gần 30 năm.
Đảng Nhân dân Campuchia tuyên bố giành được 68 trong 123 ghế, giảm nhiều so với 90 ghế trước đây. Đảng Cứu Quốc giành 55 ghế còn lại, gần gấp đôi so với 29 ghế trước đây.
Tuy nhiên, kết quả chung cuộc phải chờ Ủy ban Bầu cử Quốc gia công bố có lẽ trong vài tuần nữa.
Ông Sam Rainsy, lãnh tụ đảng Cứu quốc tuyên bố hôm thứ Hai đảng ông không chấp nhận kết quả vì có những hiện tượng gian lận phổ biến:
“Chúng tôi yêu cầu các cơ quan quốc gia và quốc tế gửi chuyên viên đến tham gia một ủy ban liên hợp để điều tra các chuyện bất thường và đánh giá các tác động của những bất thường này lên kết quả bầu cử.”
Trong khi đó, phát ngôn viên chính phủ Phay Siphan nói với VOA đó là thái độ tiêu biểu của phe đối lập khi nói đến bầu cử:
“Phe đối lập dùng lối chơi này sau mỗi kỳ bầu cử.”
Ông Phil Robertson của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch có mặt tại Campuchia để quan sát:
“Có những cáo buộc gian lận nghiêm trọng vào sát ngày bầu cử, bao gồm những chuyện cử tri ‘ma,’ xóa tên cử tri có cảm tình với phe đối lập ra khỏi danh sách cử tri, phân biệt đối xử của ủy ban bầu cử quốc gia, sử dụng phương tiện truyền thông của quốc gia không công bằng, và nhiều chuyện khác nữa. Đây là vấn đề nghiêm trọng và đáng để có một cuộc điều tra độc lập.”
Tổ chức phi lợi nhuận Transparency International Cambodia (TIC) cũng có những quan tâm tương tự. Họ có 900 người đi quan sát ở độ 400 trong số 19.000 trạm bỏ phiếu.
Họ nói họ có một danh sách dài về các vụ vi phạm luật lệ bầu cử. Trong số các vi phạm này, tại khoảng 60% trạm bỏ phiếu, nhiều người có đầy đủ giấy tờ chứng minh lý lịch không tìm thấy tên mình trên danh sách cử tri. Một vi phạm khác, khoảng 25% trạm bỏ phiếu, nhiều người không đủ giấy tờ chứng minh vẫn được phép bỏ phiếu.
TIC nói rằng kết quả những gì mà họ phát hiện gần giống với những gì mà các nhà quan sát khác phát hiện trước ngày bầu cử.
Các giới chức chính phủ Campuchia chưa đưa ra nhận xét nào về các phát hiện được cho là bất thường này.
Ông David Chandler, chuyên viên về Campuchia tại trường đại học Monash của Australia nói rằng mặc dù có những phát hiện này, rất khó lòng để có thay đổi chính trị trong những ngày tới:
“Phe đối lập không có ngân khoản, vũ khí hoặc nhân sự. Do đó, sức mạnh tài chính vẫn tiếp tục trong tay đảng Nhân dân Campuchia. Viện trợ nước ngoài sẽ lọt vào tay chính quyền gồm người của đảng này. Theo tôi, trong những ngày tới, sinh hoạt chính trị tại Campuchia sẽ sinh động hơn và tưng bừng hơn, nhưng tôi không nghĩ sẽ có chuyển quyền ở bất kỳ cấp nào.”
Một trong những lý do khiến đảng Cứu Quốc có thêm ghế lần này là nhờ họ sáp nhập với một đảng khác để tạo thêm sức mạnh và thách thức đảng Nhân dân. Trong lúc vận động, họ đưa ra những lập trường ăn khách, như tăng lương cho công chức, trợ cấp hàng tháng cho người trên 65 tuổi, và tăng mức lương tối thiểu. Họ cũng hứa điều tiết giá gạo, giá xăng, và bảo hiểm y tế miễn phí cho giới nghèo.
Nhiều người thắc mắc phe đối lập liệu có đủ tiền để thực hiện những điều họ hứa hay không.
Đảng Nhân dân Campuchia của Thủ tướng Hun Sen giành thắng lợi khít khao, thừa nhận lần này là yếu kém nhất kể từ khi nắm vai trò áp đảo cách nay gần 30 năm.
Đảng Nhân dân Campuchia tuyên bố giành được 68 trong 123 ghế, giảm nhiều so với 90 ghế trước đây. Đảng Cứu Quốc giành 55 ghế còn lại, gần gấp đôi so với 29 ghế trước đây.
Tuy nhiên, kết quả chung cuộc phải chờ Ủy ban Bầu cử Quốc gia công bố có lẽ trong vài tuần nữa.
Ông Sam Rainsy, lãnh tụ đảng Cứu quốc tuyên bố hôm thứ Hai đảng ông không chấp nhận kết quả vì có những hiện tượng gian lận phổ biến:
“Chúng tôi yêu cầu các cơ quan quốc gia và quốc tế gửi chuyên viên đến tham gia một ủy ban liên hợp để điều tra các chuyện bất thường và đánh giá các tác động của những bất thường này lên kết quả bầu cử.”
Trong khi đó, phát ngôn viên chính phủ Phay Siphan nói với VOA đó là thái độ tiêu biểu của phe đối lập khi nói đến bầu cử:
“Phe đối lập dùng lối chơi này sau mỗi kỳ bầu cử.”
Ông Phil Robertson của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch có mặt tại Campuchia để quan sát:
“Có những cáo buộc gian lận nghiêm trọng vào sát ngày bầu cử, bao gồm những chuyện cử tri ‘ma,’ xóa tên cử tri có cảm tình với phe đối lập ra khỏi danh sách cử tri, phân biệt đối xử của ủy ban bầu cử quốc gia, sử dụng phương tiện truyền thông của quốc gia không công bằng, và nhiều chuyện khác nữa. Đây là vấn đề nghiêm trọng và đáng để có một cuộc điều tra độc lập.”
Tổ chức phi lợi nhuận Transparency International Cambodia (TIC) cũng có những quan tâm tương tự. Họ có 900 người đi quan sát ở độ 400 trong số 19.000 trạm bỏ phiếu.
Họ nói họ có một danh sách dài về các vụ vi phạm luật lệ bầu cử. Trong số các vi phạm này, tại khoảng 60% trạm bỏ phiếu, nhiều người có đầy đủ giấy tờ chứng minh lý lịch không tìm thấy tên mình trên danh sách cử tri. Một vi phạm khác, khoảng 25% trạm bỏ phiếu, nhiều người không đủ giấy tờ chứng minh vẫn được phép bỏ phiếu.
TIC nói rằng kết quả những gì mà họ phát hiện gần giống với những gì mà các nhà quan sát khác phát hiện trước ngày bầu cử.
Các giới chức chính phủ Campuchia chưa đưa ra nhận xét nào về các phát hiện được cho là bất thường này.
Ông David Chandler, chuyên viên về Campuchia tại trường đại học Monash của Australia nói rằng mặc dù có những phát hiện này, rất khó lòng để có thay đổi chính trị trong những ngày tới:
“Phe đối lập không có ngân khoản, vũ khí hoặc nhân sự. Do đó, sức mạnh tài chính vẫn tiếp tục trong tay đảng Nhân dân Campuchia. Viện trợ nước ngoài sẽ lọt vào tay chính quyền gồm người của đảng này. Theo tôi, trong những ngày tới, sinh hoạt chính trị tại Campuchia sẽ sinh động hơn và tưng bừng hơn, nhưng tôi không nghĩ sẽ có chuyển quyền ở bất kỳ cấp nào.”
Một trong những lý do khiến đảng Cứu Quốc có thêm ghế lần này là nhờ họ sáp nhập với một đảng khác để tạo thêm sức mạnh và thách thức đảng Nhân dân. Trong lúc vận động, họ đưa ra những lập trường ăn khách, như tăng lương cho công chức, trợ cấp hàng tháng cho người trên 65 tuổi, và tăng mức lương tối thiểu. Họ cũng hứa điều tiết giá gạo, giá xăng, và bảo hiểm y tế miễn phí cho giới nghèo.
Nhiều người thắc mắc phe đối lập liệu có đủ tiền để thực hiện những điều họ hứa hay không.