Đường dẫn truy cập

Trung Quốc mở chiến dịch truy quét tham nhũng ở Tứ Xuyên


Tòa án Trung cấp Thành Đô trong tỉnh Tứ Xuyên, tây nam của Trung Quốc. Chiến dịch chống tham nhũng này là một phần trong kế hoạch của Chủ tịch Tập Cận Bình diệt trừ nạn tham ô trong một tỉnh bị tác động mạnh bởi một liên minh đầy tai tiếng giữa các cán bộ cao cấp và các doanh gia.
Tòa án Trung cấp Thành Đô trong tỉnh Tứ Xuyên, tây nam của Trung Quốc. Chiến dịch chống tham nhũng này là một phần trong kế hoạch của Chủ tịch Tập Cận Bình diệt trừ nạn tham ô trong một tỉnh bị tác động mạnh bởi một liên minh đầy tai tiếng giữa các cán bộ cao cấp và các doanh gia.
Cảnh sát tỉnh Tứ Xuyên, miền nam Trung Quốc đã bắt giữ ít nhất hơn một chục giám đốc doanh nghiệp trong vòng 18 tháng qua trong khuôn khổ cuộc điều tra đang tiến hành về các giới chức chính phủ bị cáo buộc tham nhũng. Các nhà phân tích nói các việc bắt giữ này là một phần trong kế hoạch của Chủ tịch Tập Cận Bình diệt trừ nạn tham ô trong một tỉnh bị tác động mạnh bởi một liên minh đầy tai tiếng giữa các cán bộ cao cấp và các doanh gia. Thông tín viên Rebecca Valli ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật từ Hong Kong.

Mọi sự khởi đầu với doanh gia Đới Tiểu Minh. Là chủ tịch của Tập đoàn Đầu tư Công nghiệp Thành Đô, ông Đới cầm đầu cái mà giới truyền thông Trung Quốc gọi là “sân khấu tài chánh quan trọng nhất trong thành phố Thành Đô,” thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên.

Ông Đới bị bắt để thẩm vấn vào tháng 8 năm 2012.

Một năm rưỡi sau đó, 3 viên chức cao cấp khác và ít nhất hàng chục doanh gia tại Tứ Xuyên bị điều tra tham nhũng.

Vụ truy quét này nêu bật chiến lược mới chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình, mà truyền thông Trung Quốc so sánh với một trận động đất: Khi các nhà lãnh đạo địa phương bị nhắm làm mục tiêu, mạng lưới đỡ đầu phức tạp những người này thành lập bị sụp đổ cùng với họ.

Giáo sư Vương Chân Tào thuộc trường đại học Hong Kong Trung Quốc nói chiến lược này cũng phục vụ những mục đích của giới lãnh đạo là giải thể các nhóm quyền lợi địa phương và mở rộng nền kinh tế.

“Chống tham nhũng là con đường tốt để quy tụ sự ủng hộ của người dân bình thường để củng cố quyền hành, nhưng đồng thời ông Tập Cận Bình cũng cần chương trình cải cách loại này.”

Ngoài việc là một doanh nhân, ông Đới cũng giữ những chức vụ chính thức trong chính quyền địa phương.

Oâng chính thức bị truy tố về tội tham nhũng vào tháng 10 năm 2013. Theo ban công tố`, ông đã nhận hơn 2 triệu đô la tiền hối lộ cũng như những thẻ tặng quà và những ưu đãi về kinh doanh.

Oâng Lý Quảng Nguyên, một doanh nhân bị hạ bệ khác tại Tứ Xuyên, là một thành viên của Quốc hội hiện hành. Vào tháng 7 năm ngoái ông bị cảnh sát bắt về tội “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng.”

Ông Lý là chủ tịch của công ty Cáp Electric Star Tứ Xuyên, một công ty theo như tin tức truyền thông cho biết đã phát triển nhanh chóng nhờ những mối liên hệ với các chính trị gia địa phương.

8 tháng sau khi được thành lập là một công ty sản xuất cáp, công ty này có mức bán trên 32 triệu đô la. Với sự giúp đỡ của chính quyền tỉnh, ông Lý đã có được những hợp đồng với các công ty quốc doanh, gồm có công ty dầu hỏa khổng lồ China National Petroleum Corporation.

Ngoài sự thành công trong kinh doanh, ông Lý nổi tiếng về các hoạt động từ thiện, cùng với một doanh nhân khác cũng đang bị điều tra là ông Lưu Hàm.
Khi một trận động đất mạnh xảy ra tại Tứ Xuyên vào năm 2008, trường họïc ông Lưu Hàm xây dựng tại trung tâm trận động đất vẫn còn nguyên trong khi những trường học khác trong khu vực sụp đổ làm hàng ngàn học sinh thiệt mạng.

Giáo sư khoa học chính trị trường đại học Hong Kong Trung Quốc Willy Lam nói những quan hệ như thế giữa các giám đốc các công ty và các giới chức chính phủ không phải là bất thường.

“Đây là lề lối hoàn toàn thông dụng đối với những doanh nhân có trụ sở trong tỉnh được của giới lãnh đạo chính trị trong tỉnh ưu đãi bằng cách tích cực hoạt động trong lãnh vực nhân đạo, do đó nhiều người là thành viên của hội đồng nhân dân địa phương hay những nghị hội tư vấn chính trị. Đây là một đầu tư trong quan hệ chính trị để được che chở.”

Nhưng nếu các giao dịch khả nghi giữa các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và các chính trị gia là sự kiện tràn lan tại Trung Quốc, thì các nhà phân tích nêu câu hỏi tại sao Tứ Xuyên lại bị đặc biệt chiếu cố. Một số nhà phân tích như giáo sư Willy Lam nói việc này có động cơ chính trị.

“Theo truyền thống Trung Quốc, có một liên hệ chặt chẽ giữa cuộc điều tra tham nhũng và việc tranh giành quyền lực trong giới lãnh đạo Đảng Cộng sản, do đó những lãnh tụ chiếm ưu thế dùng tham nhũng để làm cho những đối thủ chính trị bối rối, bị đặt ra ngoài lề hay ngay cả bị truy tố hình sự.”

Có 3 tên tuổi tái xuất hiện trong những tin tức về các giám đốc đang bị điều tra: Các giới chức cao cấp Tứ Xuyên như Lý Sùng Hy, Lý Xuân Sinh và Quách Vĩnh Tường.

Những người này là 3 viên chức cao cấp –được gọi là những Con Cọp, đã bị bắt.

Dù đã có cuộc điều tra kéo dài, trường hợp của những người này chưa được chuyển qua tư pháp, gây nên những đồn đại là cơ quan kỷ luật đảng có thể đang theo đuổi một con cọp lớn hơn.

Cựu thành viên ủy ban thường vụ Bộ Chính Trị Chu Vĩnh Khương, năm nay 70 tuổi đã về hưu, có mối quan hệ chặt chẽ với các chính trị gia Tứ Xuyên đang bị điều tra. Ông cũng có quan hệ vối ngành dầu hỏa.

Theo tin tức của truyền thông Hoa Kỳ, ông Chu hiện đang bị quản thúc tại gia. Và cuộc điều tra tại Tứ Xuyên, cũng như những cuộc điều tra về các giám đốc trong lãnh vực dầu hỏa, được xem như có thể là màn đầu cho việc ông Khương chính thức bị truy tố.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG