TRIPOLI —
Các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ đã vận động gần 1 năm nay để nhận được bồi thường về công tác họ đã bỏ rơi trong cuộc nổi dậy lật đổ nhà cựu lãnh đạo Moammar Gadhafi. Theo tường thuật của thông tín viên Jamie Dettmer từ Tripoli dường như các nỗ lực của họ sẽ được tưởng thưởng trong khi Libya và Thổ Nhĩ Kỳ tiến tới việc cải thiện các quan hệ chính trị và kinh tế, phản ánh thế lực ngày càng tăng của Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực.
Các doanh gia Thổ Nhĩ Kỳ đã chờ chực ở các cơ quan của Libya và đi lại trong các hành lang đá cẩm thạch ở các khách sạn 5 sao của Tripoli từ nhiều tháng nay để xem những người có thể giúp họ lấy lại được những khoản tiền đã mất vì những hợp đồng bỏ rơi trong cuộc cách mạng hay không.
Cho đến hồi gần đây, các nỗ lực của họ đã không đạt được mấy thành quả. Chính phủ mới đã chật vật để giải quyết các thách thức cấp thời to lớn hơn là trả lại tiền cho người Thổ Nhĩ Kỷ. Nhưng trong một chuyến thăm mới đây đến Thổ Nhĩ Kỳ, Thủ tướng Libya Ali Zidan đã hứa sẽ chọc thủng tuyến thủ tục quan liêu.
Trong khi Libya tìm cách tái thiết, các công ty Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đóng một vai trò lớn - nếu không phải lý do nào khác ngoài tổn phí. Các công ty Thổ Nhĩ Kỳ có thể thực hiện công tác với tổn phí thấp hơn so với các đối thủ Âu châu, theo ý kiến của nhà lập pháp Libya Abdurahman Al-Shater.
“Lợi thế của người Thổ Nhĩ Kỳ không phải là ảnh hưởng chính trị, mà là về giá cả, các nhà thầu Thổ Nhĩ Kỳ về giá cả và chất lượng rẻ hơn nhiều so với các công ty của Anh Quốc, Pháp hay Italia hay Hy Lạp.”
Hơn 3 ngàn người quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ đã di tản khỏi Libya vào tháng 2 năm 2011, và món nợ thiếu của khoảng 100 công ty Thổ Nhĩ Kỳ ước tính lên tới 20 triệu đôla. Chính phủ ở Ankara đã tổ chức một cuộc vận động có phối hợp để các doanh gia của họ, đa số trong khu vực xây dựng, lấy lại được tiền trước các nước khác. Và dường như việc làm ấy đã có tác dụng.
Khoảng phân nửa các khoản tiền còn lại trong hợp đồng còn thiếu của các công ty Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được thanh toán trong vài tuần nữa, với một số khoản bồi thường vì vi phạm hợp đồng của sẽ được trả. Nhưng để lấy lại được tiền, các công ty Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải bắt đầu tiến hành công tác trong các dự án đã bỏ dở.
Giao thương giữa Libya và Thổ Nhĩ Kỳ trong năm ngoái đứng ở mức khoảng 1 tỷ rưỡi đôla và các công ty Thổ Nhĩ Kỳ nóng lòng muốn thấy con số đó tăng thêm. Trong cuộc triển lãm Xây dựng Libya hồi năm ngoái, hơn 400 trong số 800 công ty nước ngoài tham gia là của Thổ Nhĩ Kỳ.
Việc thanh toán nợ phản ánh thế lực chính trị ngày càng tăng của Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực. Kể từ sau các cuộc nổi dậy Mùa Xuân Ả Rập, Thổ Nhĩ Kỳ đã theo đuổi một chính sách ngoại giao đầy tham vọng và chính khu vực xây dựng của Thổ Nhĩ Kỳ đóng một vai trò chủ chốt trong việc tái thiết các nền kinh tế sau khi xảy ra những vụ xung đột.
Ông Richard Griffiths, chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ ở Libya, không hoàn toàn đồng ý với quan điểm của nhà lập pháp Shater rằng không có sự liên hệ với chính trị. Ông nói:
“Chắc chắn với người Thổ Nhĩ Kỳ phải là một sự hỗn hợp giữa hai thứ. Họ đã nhận ra điều tôi tin là sự phối hợp toàn hảo giữa hỗ trợ chính trị tuy không phải là quá ồ ạt, và nỗ lực mà đương nhiên tôi muốn thấy từ phía các công ty Hoa Kỳ rằng họ đang có mặt và tham gia rất nhiều ở đây. Khi có một phái đoàn hay một cuộc triển lãm thương mại hay một diễn biến nào đó, ta luôn thấy nhóm lớn nhất là của Thổ Nhĩ Kỳ và thẳng thắn mà nói thì họ chính là những người gặt hái các phần thưởng.”
Ðối với nhiều người Libya, có một sự tương đồng tự nhiên với Thổ Nhĩ Kỳ.
Những người canh tân hóa Hồi giáo coi Thổ Nhĩ Kỳ như một mẫu mực: một quốc gia dân chủ Hồi giáo thành đạt về thương mại.
Còn đối với những người Libya e sợ sự quan tâm ngày càng tăng của các nước vùng Vịnh với một khuynh hướng muốn can dự vào chính trị nội bộ của Libya, thì Thổ Nhĩ Kỳ là một đối trọng có ích.
Các doanh gia Thổ Nhĩ Kỳ đã chờ chực ở các cơ quan của Libya và đi lại trong các hành lang đá cẩm thạch ở các khách sạn 5 sao của Tripoli từ nhiều tháng nay để xem những người có thể giúp họ lấy lại được những khoản tiền đã mất vì những hợp đồng bỏ rơi trong cuộc cách mạng hay không.
Cho đến hồi gần đây, các nỗ lực của họ đã không đạt được mấy thành quả. Chính phủ mới đã chật vật để giải quyết các thách thức cấp thời to lớn hơn là trả lại tiền cho người Thổ Nhĩ Kỷ. Nhưng trong một chuyến thăm mới đây đến Thổ Nhĩ Kỳ, Thủ tướng Libya Ali Zidan đã hứa sẽ chọc thủng tuyến thủ tục quan liêu.
Trong khi Libya tìm cách tái thiết, các công ty Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đóng một vai trò lớn - nếu không phải lý do nào khác ngoài tổn phí. Các công ty Thổ Nhĩ Kỳ có thể thực hiện công tác với tổn phí thấp hơn so với các đối thủ Âu châu, theo ý kiến của nhà lập pháp Libya Abdurahman Al-Shater.
“Lợi thế của người Thổ Nhĩ Kỳ không phải là ảnh hưởng chính trị, mà là về giá cả, các nhà thầu Thổ Nhĩ Kỳ về giá cả và chất lượng rẻ hơn nhiều so với các công ty của Anh Quốc, Pháp hay Italia hay Hy Lạp.”
Hơn 3 ngàn người quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ đã di tản khỏi Libya vào tháng 2 năm 2011, và món nợ thiếu của khoảng 100 công ty Thổ Nhĩ Kỳ ước tính lên tới 20 triệu đôla. Chính phủ ở Ankara đã tổ chức một cuộc vận động có phối hợp để các doanh gia của họ, đa số trong khu vực xây dựng, lấy lại được tiền trước các nước khác. Và dường như việc làm ấy đã có tác dụng.
Khoảng phân nửa các khoản tiền còn lại trong hợp đồng còn thiếu của các công ty Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được thanh toán trong vài tuần nữa, với một số khoản bồi thường vì vi phạm hợp đồng của sẽ được trả. Nhưng để lấy lại được tiền, các công ty Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải bắt đầu tiến hành công tác trong các dự án đã bỏ dở.
Giao thương giữa Libya và Thổ Nhĩ Kỳ trong năm ngoái đứng ở mức khoảng 1 tỷ rưỡi đôla và các công ty Thổ Nhĩ Kỳ nóng lòng muốn thấy con số đó tăng thêm. Trong cuộc triển lãm Xây dựng Libya hồi năm ngoái, hơn 400 trong số 800 công ty nước ngoài tham gia là của Thổ Nhĩ Kỳ.
Việc thanh toán nợ phản ánh thế lực chính trị ngày càng tăng của Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực. Kể từ sau các cuộc nổi dậy Mùa Xuân Ả Rập, Thổ Nhĩ Kỳ đã theo đuổi một chính sách ngoại giao đầy tham vọng và chính khu vực xây dựng của Thổ Nhĩ Kỳ đóng một vai trò chủ chốt trong việc tái thiết các nền kinh tế sau khi xảy ra những vụ xung đột.
Ông Richard Griffiths, chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ ở Libya, không hoàn toàn đồng ý với quan điểm của nhà lập pháp Shater rằng không có sự liên hệ với chính trị. Ông nói:
“Chắc chắn với người Thổ Nhĩ Kỳ phải là một sự hỗn hợp giữa hai thứ. Họ đã nhận ra điều tôi tin là sự phối hợp toàn hảo giữa hỗ trợ chính trị tuy không phải là quá ồ ạt, và nỗ lực mà đương nhiên tôi muốn thấy từ phía các công ty Hoa Kỳ rằng họ đang có mặt và tham gia rất nhiều ở đây. Khi có một phái đoàn hay một cuộc triển lãm thương mại hay một diễn biến nào đó, ta luôn thấy nhóm lớn nhất là của Thổ Nhĩ Kỳ và thẳng thắn mà nói thì họ chính là những người gặt hái các phần thưởng.”
Ðối với nhiều người Libya, có một sự tương đồng tự nhiên với Thổ Nhĩ Kỳ.
Những người canh tân hóa Hồi giáo coi Thổ Nhĩ Kỳ như một mẫu mực: một quốc gia dân chủ Hồi giáo thành đạt về thương mại.
Còn đối với những người Libya e sợ sự quan tâm ngày càng tăng của các nước vùng Vịnh với một khuynh hướng muốn can dự vào chính trị nội bộ của Libya, thì Thổ Nhĩ Kỳ là một đối trọng có ích.