Đường dẫn truy cập

Đoàn xe quân sự của Nga di chuyển qua Crimea


Hãng tin Reuters cho biết hàng chục xe quân sự đã lái vào một căn cứ gần thủ Simferopol của Crimea vào ngày thứ Bảy, 8 tháng 3, 2014.
Hãng tin Reuters cho biết hàng chục xe quân sự đã lái vào một căn cứ gần thủ Simferopol của Crimea vào ngày thứ Bảy, 8 tháng 3, 2014.
Một đoàn quân xa dường như là của Nga đã vào một căn cứ gần Simferopol, thủ phủ của Crimea.

Hãng tin Reuters quay phim đoàn xe và xác định đây là xe của Nga, gồm 8 xe bọc thép, 2 xe cứu thương và những xe chở xăng dầu. Hãng tin AP nói đoàn xe chạy đến một sân bay có treo cờ Nga.

Nga phủ nhận có binh sĩ tại Crimea ngoài những binh sĩ trú đóng cùng với hạm đội Hắc Hải có căn cứ tại Crimea.

Sáng sớm ngày thứ Bảy, các nhân chứng cho biết có nghe tiếng súng bắn cảnh cáo khi lực lượng thân Nga từ chối không cho một toán giám sát viên quốc tế của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu OSCE vào Crimea. Đây là ngày thứ ba liên tiếp một toán giám sát viên bị từ chối không được vào vùng này.

OSCE cho biết qua trang Twitter là toán nhân viên đó sẽ quay lại thành phố Kherson ở miền nam Ukraina.

Cũng trong ngày thứ Bảy, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski loan báo nước ông đã di tản lãnh sự quán ở Sevastopol vì “có sự quấy nhiễu liên tục của các lực lượng Nga.”

Quyền Ngoại trưởng Ukraina kêu gọi một giải pháp ngoại giao và một kết cuộc hòa bình cho vụ khủng hoảng ở nước ông.

Phát biểu tại thủ đô Kyiv ngày thứ Bảy, Ngoại trưởng Adryi Deshchytsia nói rằng Ukraina sẵn sàng chấp nhận mọi khả năng dẫn tới “những kết quả cụ thể”, nhưng ông nhấn mạnh “Crimea là và sẽ là lãnh thổ của Ukraina.”

Trong một tuyên bố được Tòa Bạch Ốc đưa ra hôm thứ Sáu, Tổng thống Obama nói ông đồng ý với các nhà lãnh đạo là Nga cần phải triệt thoái binh sĩ, để cho quan sát viên quốc tế và giám sát viên nhân quyền đến Crimea, và hỗ trợ cho cuộc bầu cử tổng thống tự do và công bằng vào tháng 5.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cảnh báo Washington chớ thực hiện “những bước hấp tấp và cẩu thả”, có thể gây tổn hại cho các mối quan hệ Nga-Mỹ.

Đại diện của OSCE về Tự do Truyền thông Dunja Mijatovic nói tình hình tại Crimea cũng tạo nên cuộc khủng hoảng về tự do truyền thông.

Kết thúc chuyến đi thăm Ukraina 4 ngày hôm thứ Sáu, bà Mijatovic nói nhiều trường hợp đe dọa, đánh đập và kiểm duyệt truyền thông liên tục xảy ra, đặc biệt tại Crimea, đã khơi lên những quan ngại về sự an toàn của các nhà báo đang tường trình về những biến cố tại Ukraina. Bà cũng chỉ trích việc cắt chương trình phát hình của một vài mạng lưới truyền hình Ukraina phát đến Crimea.

Tại một căn cứ phòng thủ phi đạn của Ukraina ở bán đảo Crimea, nơi những nhà hoạt động thân Nga đã cố gắng tấn công căn cứ đó này hôm thứ Sáu nhưng bị đẩy lui, những người dường như là những dân quân thân Nga đã hành hung các nhà báo.

Một đoạn video an ninh ở Simferopol, cảng chính của Crimea, cho thấy một nhà báo ảnh bị cướp máy ảnh trong lúc bị dí súng vào đầu sau khi ông chụp hình những nhà báo khác bị đánh đập và cướp bóc.

Căng thẳng tại Crimea vẫn tiếp diễn dù trong ngày thứ Sáu, Tổng thống lâm thời Ukraina Oleksandr Turchnyov đã ký một sắc lệnh hủy bỏ một cuộc trưng cầu dân ý mà Nghị viện Crimea định tổ chức vào ngày 16 tháng 3 về việc sáp nhập bán đảo Crimea vào Nga.

Thủ tướng lâm thời Ukraina nói rằng “không ai trong thế giới văn minh” sẽ thừa nhận kết quả của cuộc trưng cầu dân ý này nhưng nhà cầm quyền địa phương tại Crimea cho biết vẫn tiến hành cuộc bỏ phiếu.

Ông Arseniy Yatsenyuk nói ông muốn ‘cảnh báo các phần tử ly khai” và những người khác ông mô tả là “những kẻ phản bội quốc gia Ukraina” là những quyết định của họ “bất hợp pháp” và “bất hợp hiến.” Hoa Kỳ và các nhà lãnh đạo châu Âu cũng gọi cuộc trưng cầu dân ý là bất hợp pháp.

Chủ tịch Thượng viện Nga Valentina Matviyenko hôm thứ 6 tuyên bố Quốc hội Nga sẽ ủng hộ quyết định của Crimea nếu khu vực này của Ukraina quyết định sáp nhập vào nước Nga.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG