Mới đây, việc phân tích những mảnh vỡ từ một chiếc nồi cổ của Trung Quốc cho thấy con người bắt đầu làm đồ gốm từ 20.000 năm trước, sớm hơn người ta vẫn nghĩ khoảng 2.000 năm.
Nghiên cứu đăng trên tạp chí Science gợi ý rằng kỹ thuật làm gốm xuất hiện 10.000 năm trước khi con người biết canh tác nông nghiệp.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng con người đã sử dụng những lọ đựng bằng gốm nung trong suốt thời kỳ lạnh lẽo nhất của kỷ băng hà cuối cùng, khi mà tổ tiên chúng ta chủ yếu vẫn còn hái lượm và săn bắn.
Những năm gần đây, các nhà khảo cổ đang viết lại lịch sử đồ gốm khi bác bỏ quan điểm bấy lâu rằng nó có mặt cùng lúc với nông nghiệp.
Phát hiện mới này làm nảy sinh nhiều câu hỏi khiến các nhà khảo cổ lúng túng. Chính xác là từ khi nào đồ gốm xuất hiện? Và tại sao nó chỉ xuất hiện trong một số quần thể?
Để tìm kiếm câu trả lời, một nhóm các nhà khoa học quốc tế thu thập những mẩu xương người có bề dày cùng với những mảnh nồi vỡ xếp hình vòng ở Tiên Nhân Động, một địa điểm khai quật nổi tiếng thuộc tỉnh Giang Tây, Trung Quốc.
Phương pháp phóng xạ carbon cho thấy những mẩu xương người có tuổi thọ từ 19.000 đến 20.000 năm. Các nhà nghiên cứu kết luận những mảnh gốm vỡ cũng có tuổi thọ bấy nhiêu đó, xưa hơn 2.000 năm so với bất kỳ mảnh gốm nào được tìm thấy trước đây.
Những vết cháy sém ở mặt ngoài mảnh gốm cho thấy chúng được sử dụng để nấu nướng. Trong một bài viết thể hiện quan điểm đi kèm với bài nghiên cứu trên Science, nhà khảo cổ Gideon Shelach phỏng đoán rằng trong suốt kỷ băng hà, khi các nguồn tài nguyên trở nên khan hiếm, con người buộc phải tìm những phương thức tốt hơn để thu thập, chế biến, và dự trữ thực phẩm.
Nghiên cứu đăng trên tạp chí Science gợi ý rằng kỹ thuật làm gốm xuất hiện 10.000 năm trước khi con người biết canh tác nông nghiệp.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng con người đã sử dụng những lọ đựng bằng gốm nung trong suốt thời kỳ lạnh lẽo nhất của kỷ băng hà cuối cùng, khi mà tổ tiên chúng ta chủ yếu vẫn còn hái lượm và săn bắn.
Những năm gần đây, các nhà khảo cổ đang viết lại lịch sử đồ gốm khi bác bỏ quan điểm bấy lâu rằng nó có mặt cùng lúc với nông nghiệp.
Phát hiện mới này làm nảy sinh nhiều câu hỏi khiến các nhà khảo cổ lúng túng. Chính xác là từ khi nào đồ gốm xuất hiện? Và tại sao nó chỉ xuất hiện trong một số quần thể?
Để tìm kiếm câu trả lời, một nhóm các nhà khoa học quốc tế thu thập những mẩu xương người có bề dày cùng với những mảnh nồi vỡ xếp hình vòng ở Tiên Nhân Động, một địa điểm khai quật nổi tiếng thuộc tỉnh Giang Tây, Trung Quốc.
Phương pháp phóng xạ carbon cho thấy những mẩu xương người có tuổi thọ từ 19.000 đến 20.000 năm. Các nhà nghiên cứu kết luận những mảnh gốm vỡ cũng có tuổi thọ bấy nhiêu đó, xưa hơn 2.000 năm so với bất kỳ mảnh gốm nào được tìm thấy trước đây.
Những vết cháy sém ở mặt ngoài mảnh gốm cho thấy chúng được sử dụng để nấu nướng. Trong một bài viết thể hiện quan điểm đi kèm với bài nghiên cứu trên Science, nhà khảo cổ Gideon Shelach phỏng đoán rằng trong suốt kỷ băng hà, khi các nguồn tài nguyên trở nên khan hiếm, con người buộc phải tìm những phương thức tốt hơn để thu thập, chế biến, và dự trữ thực phẩm.