Hoa Kỳ sẽ chống lại các động thái của bất kỳ quốc gia nào muốn dùng vũ lực để làm chủ Biển Đông, tuy nhiên, các phe đòi chủ quyền cần đạt thỏa hiệp để giải quyết tranh chấp.
Phát biểu của Đô đốc Samuel Locklear, Tư lệnh Bộ chỉ huy Quân sự Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, được đưa ra với báo chí hôm 5/6 khi ông đến thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia.
Đô đốc Locklear nói rằng cần phải duy trì nguyên trạng cho đến khi đạt được bộ quy tắc ứng xử COC hoặc một giải pháp được các nước đòi chủ quyền chấp nhận một cách hòa bình.
Các nước Đông Nam Á muốn ký với Trung Quốc bộ quy tắc COC có hiệu lực ràng buộc pháp lý để ngăn ngừa các hành động thù nghịch, và tránh xảy ra xung đột quân sự.
Nhưng Trung Quốc chưa nói rõ ràng khi nào thì họ sẽ đàm phán về COC.
Đô đốc Locklear nói rằng Hoa Kỳ không đứng về phe nào nhưng cần phải có bộ quy tắc COC để giới quân sự có thể “hiểu được những giới hạn mà họ có tể làm để có một giải pháp hòa bình tốt nhất.”
Tuy nhiên, ông cũng nghĩ rằng các căng thẳng hiện nay cũng khó leo thang bởi vì các quốc gia đều “hiểu rằng đây là một quy trình lâu dài, các bên đều biết tự chế.”
Khác với Trung Quốc chỉ muốn đàm phán tay đôi với từng nước, Đô đốc Locklear nghĩ rằng về đường dài, giải pháp đa phương có vẻ hợp lý hơn.
Phát biểu của Đô đốc Samuel Locklear, Tư lệnh Bộ chỉ huy Quân sự Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, được đưa ra với báo chí hôm 5/6 khi ông đến thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia.
Đô đốc Locklear nói rằng cần phải duy trì nguyên trạng cho đến khi đạt được bộ quy tắc ứng xử COC hoặc một giải pháp được các nước đòi chủ quyền chấp nhận một cách hòa bình.
Các nước Đông Nam Á muốn ký với Trung Quốc bộ quy tắc COC có hiệu lực ràng buộc pháp lý để ngăn ngừa các hành động thù nghịch, và tránh xảy ra xung đột quân sự.
Nhưng Trung Quốc chưa nói rõ ràng khi nào thì họ sẽ đàm phán về COC.
Đô đốc Locklear nói rằng Hoa Kỳ không đứng về phe nào nhưng cần phải có bộ quy tắc COC để giới quân sự có thể “hiểu được những giới hạn mà họ có tể làm để có một giải pháp hòa bình tốt nhất.”
Tuy nhiên, ông cũng nghĩ rằng các căng thẳng hiện nay cũng khó leo thang bởi vì các quốc gia đều “hiểu rằng đây là một quy trình lâu dài, các bên đều biết tự chế.”
Khác với Trung Quốc chỉ muốn đàm phán tay đôi với từng nước, Đô đốc Locklear nghĩ rằng về đường dài, giải pháp đa phương có vẻ hợp lý hơn.