Chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi có tin chuyến bay 17 của hãng hàng không Malaysia Airlines bị bắn rơi ở miền đông Ukraine - thực tế thật khắc nghiệt là 298 thường dân từ gần hàng chục quốc gia đã trở thành những nạn nhân mới nhất trong phong trào ly khai do Nga hậu thuẫn - đã xảy ra phần nào như một cú sốc. Thông tín viên VOA Catherine Maddux ghi nhận ý kiến của các chuyên gia về thách thức đối với chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ với Nga.
Tất cả đều thiệt mạng. Dân ở địa phương kể lại rằng xác của họ từ trên trời rơi xuống nơi cánh đồng đây đó điểm hoa hướng dương.
Tai họa này xảy ra ở một đất nước trên thế giới, nơi mà hành động sát nhập bán đảo Crimea của Tổng thống Nga Vladimir Putin và giao tranh ở miền đông nước này đã làm cho quan hệ Mỹ - Nga vốn đã lâm vào tình trạng căng thăng nghiêm trọng rồi.
Giờ đây vụ bắn rơi chuyến bay MH-17 và khả năng là Nga có lẽ đã trang bị và huấn luyện cho các phần tử phiến loạn Ukraine sử dụng võ khí địa đối không, loại võ khí cần thiết để bắn rơi phi cơ dẫn đến những thách thức mới về ngoại giao.
Về phía chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, thì đây lại là một thử thách khác nữa về chính sách của Hoa Kỳ đối với Nga, trong đó, cùng với khối Liên hiệp châu Âu, đã dựa vào việc gia tăng biện pháp chế tài nhằm làm cho Putin nản lòng.
Ông Yuri Felshtinsky, một tác giả người Nga và là một sử gia có quan hệ mật thiết với một số các nhân vật lên tiếng phê bình mạnh mẽ về ông Putin, nhận xét:
“Tình hình diễn biến đang rất nhanh.Tôi nghĩ rằng Tổng thống Obama có thể, tất nhiên, nắm lấy thời cơ này để thay đổi quan điểm của mình thật quyết liệt.”
Việc điều chỉnh lại quan hệ Mỹ-Nga thất bại
Sáu năm trước, viễn kiến của Mỹ về bang giao Mỹ-Nga có lẽ nhiều hứa hẹn hơn.
Trong thời gian đầu của nhiệm kỳ thứ nhất của Tổng thống Obama, ông đã loan báo rằng ông đang bấm chiếc nút điều chỉnh lại chính sách của Hoa Kỳ đối với Nga, với mục tiêu mà ông gọi là đảo ngược một “tình trạng lững lơ nguy hiểm trong một mối quan hệ song phương quan trọng.”
Ông Simon Saradzhyan, một nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Belfer của Đại học Harvard, và là phụ tá giám đốc chương trình Sáng kiến Mỹ-Nga Ngăn chặn Khủng bố Hạt nhân, nói,
“Tôi nghĩ rằng việc điều chỉnh lại quan hệ này là một ý tưởng hữu ích. Nó tạo được những lợi ích thiết thực cho Mỹ và cả Nga. Những sự việc như – hiệp ước START mới, hiệp định 123, hiệp đinh quá cảnh để vào Afghanistan hay một vòng trừng phạt mới đối với Iran. Những việc này nâng cao lợi ích của Mỹ và cả lợi ích của Nga.
Theo nhân định của các nhà phân tích thì nhìn từ viễn cảnh của Mỹ, quan điểm thiết lập lại quan hệ là có sự hợp tác của Nga về những vấn đề an ninh quốc gia quan trọng tốt hơn là không có. Các nhà phân tích nói rằng những sáng kiến như vậy có nhiều khả năng thành công.
Ông Michael McFaul, nhân vật chính đề ra chính sách điều chỉnh lại quan hệ này, đã từng là Đại sứ Mỹ ở Nga từ năm 2012 đến tháng 2 năm nay, được trích dẫn lời, nói rằng những lý do khiến cho sáng kiến điều chính này tan biến dần là vì “Putin quyết định rằng nó không phù hợp với lợi ích của Nga theo cách ông ấy định nghĩa.”
Theo nhận định của ông McFaul, ông Putin tính toán việc tuyên truyền xấu xa, độc ác về Hoa Kỳ thay vì hợp tác sẽ mang lại cho ông ta những gì ông muốn – một nước Nga hùng mạnh về quân sự và kinh tế chiếm một vị trí thích đáng trên trường quốc tế.
Theo nhà nghiên cứu Saradzhyan thì sự thất bại của sự thiết lập lại quan hệ với Nga có nhiều điều phải làm do việc thiếu nền tảng chung. Ông nói:
“Họ đã gặt hái hết những thành quả ở tầm mức thấp, và để lại những thứ họ không thể nào thỏa thuận được trong nhiều năm, chẳng hạn như vấn đề phòng thủ phi đạn.”
Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Ukraine
Vụ tước đoạt vùng lãnh thổ Crimea hồi tháng 3 đã gây ảnh hưởng như những gợn sóng nhỏ cũng giống như một chuyển động kiến tạo địa hình. Làm thế nào đáp ứng với điều, tự bản chất của nó, là một hành động vẽ lại bản đồ châu Âu?
Tổng thống Obama và khối EU ngay lập tức lên án Tổng thống Putin và áp dụng biện pháp trừng phạt những thành viên trong giới thân cận của ông Putin. Các lệnh cấm đó đã được cả Hoa Kỳ lẫn EU siết chặt, nhưng giới chỉ trích nói rằng sự miễn cưỡng của châu Âu áp dụng loại hình trừng phạt gây tổn hại cho khu vực năng lượng của Nga cho thấy các nước phương Tây tỏ ra yếu mềm trong việc đương đầu với ông Putin.
Mặc dù có sự đồng ý rộng rãi giữa các chuyên gia rằng ông Putin có phần chắc đã không dự định sát nhập vùng này, một số người cho rằng chính quyền của Tổng thống Obama ít nhất nên xem xét khả năng đó, khi cựu tổng thống của Ukraine Victor Yanukovych bỏ chạy khỏi thủ đô Kiev sau khi ông từ chối ký một hiệp định với EU, làm bùng phát các vụ xuống đường.
Chuyên gia về Nga Thomas Graham, trước đây phục vụ trong Hội đồng An ninh Quốc gia tại Tòa Bạch Ốc thời Tổng thống Bush và hiện nay là Tổng giám đốc công ty tư vấn Kissinger Associates, Inc., nói:
“Chỉ cần nhìn vào hồ sơ, nó khiến tôi chú ý ngay rằng chính quyền thực sự đã không làm điều này vào thời điểm đó.”
Việc bị bắt “quả tang” này đã nêu lên một số nghi vấn quan trọng về việc chính quyền, chính xác, đang trong giai đoạn nào trong chính sách ngoại giao với Nga. Ông Graham nêu câu hỏi:
“Chính quyền của Tổng thống Obama thực sự suy xét đến mức nào, trong khi xử lý với Ukraine trong năm qua, việc này tác động đến Nga ra sao, Nga có thể có phản ứng gì, và những phản ứng đó sẽ có ảnh hưởng ra sao?”
Ông nói tiếp:
“Và rồi họ có bắt đầu xét xem các phản ứng nào của Hoa Kỳ thích hợp đối với các hành động mà Nga có thể sẽ tiến hành?”
Ông Saradzhyan nói rằng chính quyền Tổng thống Obama thiếu tầm nhìn xa để thấy rằng thời điểm chính yếu là lúc kết thúc sự thống trị của ông Yanukovych. Ông nói:
“Để cho Yanukovych bị lật đổ với thành phần đại diện chủ nghĩa dân tộc bài Nga khá mạnh trong các vị trí quan trọng trong chính phủ lâm thời, đó là biến cố thay đổi ván cờ đối với ông Putin và đó là lúc ông ta ra tay hành động.”
Ông Sarazyhan nói, thêm vào đó, nhà lãnh đạo Nga đã vạch những làn ranh đỏ rõ ràng về việc tiến công vào ảnh hưởng châu Âu và liên minh NATO, bất cứ nơi nào gần sân sau của Nga.
Nhưng các chuyên gia khác tỏ ra khoan dung hơn, với lập luận rằng ông Obama không có mấy lựa chọn trước hành động xâm lấn của ông Putin.
Bà Angela Stent, Giám đốc Trung tâm Âu Á, Nga, và Đông Âu thuộc Đại học Georgetown nói rằng tổng thống hơi bị dồn vào thế khó. Nói rõ ra là Ukraine có tầm quan trọng đối với Nga lớn hơn nhiều so với Hoa Kỳ và là một nơi mà sức mạnh quân sự bị loại bỏ. Bà nói:
“Biện pháp trừng phạt là lập trường mặc định đối với Hoa Kỳ và các biện pháp đó đã có tác động kinh tế ở Nga và gây nản lòng hoạt động đầu tư trong tương lai. Tuy nhiên chưa có dấu hiệu cho thấy chúng có tác động về chính trị hay làm thay đổi cách hành xử của Nga.
Bà nói rằng mặc dù các biện pháp trừng phạt là có ý định trừng trị, chúng hiếm khi tác động, như một sự răn đe, về phương diện lịch sử.
Kêu gọi trang bị võ khí
Tuy nhiên vụ bắn rơi chuyến bay MH17 đã gây một nhận thức cấp bách ở phương Tây và tạo thêm áp lực đối với Tổng thống Obama và châu Âu để phải hành động. Càng lúc càng có nhiều lời kêu gọi Hoa Kỳ hỗ trợ Ukraine về kinh tế và quân sự trong nỗ lực dập tắt phe ly khai được Nga võ trang.
Ông McFaul nêu lên khả năng, trong các thông điệp đưa lên Twitter, mấy ngày sau vụ chuyến bay MH 17 bị rơi, như: “Nếu Putin có thể võ trang cho phe phiến loạn, tại sao chúng ta không thể võ trang cho Ukraine? Và “Phương tây phải ngừng nỗ lực làm cho Putin thay đổi ý nghĩ, và dồn sức hơn nữa giúp Ukraine thành công, kể cả trên chiến trường.”
Ông Graham nói trong một email sau khi máy bay rơi rằng giúp ổn định Ukraine có hiệu quả hơn nhiều so với việc chờ các biện pháp trừng phạt để buộc Putin phải thương thảo tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng. Ông nói trong một bài đăng trên trang diễn đàn độc giả của báo The Financial Times trong tuần qua:
“Nếu Hoa Kỳ và Liên hiệp châu Âu nghiêm túc hơn trong việc đối phó với Nga về vấn đề Ukraine, họ sẽ bớt dồn sức vào việc chế tài Nga và tập trung nhiều hơn giúp đỡ xây dựng nhà nước Ukraine và hồi phục nền kinh tế nước này.”
Ông Anthony cordesman, cựu giới chức Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ và hiện là Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược nói rằng đề xuất đó sẽ không sửa chữa nhanh chóng:
“Việc bắn rơi chiếc phi cơ phản lực mang lại lợi thế cho Hoa Kỳ trong việc vận động dư luận thế giới và được sự ủng hộ trong việc trừng phạt từ các nước đồng minh châu Âu… tuy nhiên toàn thể vấn đề Nga đối phó ra sao với các nước chung quanh sẽ tiếp tục là chuyện tương lai.”
Xây dựng lại một quốc gia đắm sâu trong rối loạn chính trị và kinh tế như Ukraine không phải là việc dễ dàng, ông nói thêm, một công việc mất nhiều năm mà không bảo đảm sẽ thành công.
Mặc dù một số người nghĩ rằng sự sai sót chính về phía Tổng thống Obama là thời điểm ông Yanukovich rời bỏ chức vụ, một số khác cho rằng sự thay đổi cuộc chơi thực sự trong quan hệ Mỹ - Nga là vào ngày 17 tháng 7.
Ông Ariel Cohen, người đứng đầu công ty tư vấn về tài nguyên thiên nhiên và năng lượng International Market Analysis, đồng thời là một học giả của viện Heritage Foundation nhận định:
“Chuyến bay MH-17 là một biến cố quan trọng, cho Nga một cơ hội để lui bước và tìm một giải pháp ngoại giao.”
Ông nói:
“Thay vì vậy, Nga lại chọn cách đổ lỗi cho Ukraine về vụ chiếc máy bay Malaysia bị bắn hạ, bảo vệ cho phe phiến loạn, phủ nhận lỗi hiển nhiên của họ, và làm tăng thêm thái độ thù nghịch ở miền đông Ukraine. Các nước phương Tây không còn lựa chọn nào khác ngoài việc hoặc nhận chịu cách hành xử của Nga, hoặc mở rộng các biện pháp trừng phạt kinh tế. Hoa Kỳ đã chọn đường lối thứ nhì.”