LOS ANGELES —
Các thành phố Mỹ thu hút di dân trên toàn thế giới, và những di dân này mang đến những thay đổi cho các vùng đất mới. Theo như tường trình của Thông tín viên Đài VOA Mike O’Sullivan, những người mới đến từ châu Á và châu Mỹ La tinh mang một không khí quốc tế đến thung lũng San Gabriel, phía đông Los Angeles, nơi hiện nay họ là đa số trong thành phần dân số, và một số cư dân đã trở nên tích cực hoạt động chính trị.
Các giới chức thành phố Rosemead tại thung lũng San Gabriel cố đóng cửa một cửa hàng gà vịt. Tiệm này bán gà và các loại gia cầm khác mới được giết, còn cả đầu và chân, theo cách di dân châu Á thích. Một số láng giềng và các giới chức địa phương nghĩ là tiệm này có mùi hôi. Tuy nhiên bà Dana Phu, chủ cửa hàng cùng với chồng, nói đây là một phần của văn hóa Trung Quốc, cùng với nhang, hàng mã dùng cho những vật dụng dành cho tang lễ, cũng có bán tại đây. Bà Phu là người Trung Quốc và từ Việt Nam đến.
Bà Phu nói: “Có nhiều người châu Á, và việc kinh doanh, dịch vụ của chúng tôi là phục vụ những người này.”
Bà vận động bạn bè và những người ủng hộ đệ đơn kiện hội đồng thành phố. Hai bên đạt được một thỏa hiệp và hiện đang thảo luận để giải quyết vấn đề.
Di dân đến vùng đất này của California vì những cơ hội kinh doanh, trường học tốt và có nhà ở với tiền thuê rẻ. Một số di chuyển từ khu vực đông đúc ở Los Angeles, phố Tàu, muốn có một đời sống tốt hơn tại ngoại ô. Bà Lily Chen là cựu Thị trưởng của Monterey Park, một nơi đến trước đây của những người châu Á đầu tiên tại thung lũng San Gabriel. Dân số hiện nay hơn hai phần ba là người Mỹ gốc châu Á. Vào năm 1984 bà là người Mỹ gốc Trung Quốc đầu tiên đứng đầu một thành phố Hoa Kỳ. Bà ghi nhận có sự tăng gia mạnh mẽ những di dân châu Á bắt đầu vào những năm 1980.
“Từ Hồng Kông, từ Đài Loan, sau đó một số từ Việt Nam đến. Và hiện nay dĩ nhiên chúng ta có nhiều người Trung Quốc đến từ Trung Quốc.”
Los Angeles cũng là nơi thu hút di dân châu Mỹ La tinh, và nhiều người cũng định cư tại thung lũng này, hiện chiếm khoảng một phần tư dân số. Hội Truyền giáo San Gabriel, được những nhà truyền giáo Tây Ban Nha thành lập vào năm 1771, thu hút các tín đồ gốc châu Mỹ La tinh đến thờ phượng vào những ngày Chủ Nhật.
Các đảng chính trị đang giúp những cư dân này ghi danh đi bầu. Thượng nghị sĩ tiểu bang Ed Hernandez, một người Mỹ gốc Mexico, đại diện cho nhiều cử tri người Mỹ gốc châu Mỹ La tinh và gốc châu Á nói:
“Chúng ta cần trao quyền cho mọi người. Tất cả mọi công dân của đất nước này và của tiểu bang này phải ý thức được tầm quan trọng của lá phiếu của họ.”
Thượng nghị sĩ Hernandez nói ông dấn thân vào chính trị để có tiếng nói trong cộng đồng.
Cũng như bà Judy Chu, một cựu thị trưởng khác của Montery Park, hiện là phụ nữ Mỹ gốc Trung Quốc đầu tiên phục vụ tại Quốc hội Hoa Kỳ. Bà nói những di dân đối diện với nhiều trở ngại để có thể tham gia hoàn toàn.
“Có rất nhiều di dân gặp phải những rào cản về ngôn ngữ hay đơn giản là không được thông tin về những gì đang xảy ra và những nguồn nào họ có thể có được để thành công.”
Bà nói đó là lý do tại sao bà đến với các cử tri.
Nhà hoạt động người Mỹ gốc châu Á William Su nói cũng cần phải làm cho tiếng nói của họ được nghe đến.
“Bạn phải có người đại diện, bạn phải dấn thân vào hệ thống chính trị để chính phủ hiểu được nhu cầu của bạn.”
Ông Su nói chính trị là một tiến trình cho-và-lấy, và khi những di dân học được cách hòa hợp với các sắc dân thiểu số khác, họ đang có được tiếng nói trong cộng đồng của họ.
Các giới chức thành phố Rosemead tại thung lũng San Gabriel cố đóng cửa một cửa hàng gà vịt. Tiệm này bán gà và các loại gia cầm khác mới được giết, còn cả đầu và chân, theo cách di dân châu Á thích. Một số láng giềng và các giới chức địa phương nghĩ là tiệm này có mùi hôi. Tuy nhiên bà Dana Phu, chủ cửa hàng cùng với chồng, nói đây là một phần của văn hóa Trung Quốc, cùng với nhang, hàng mã dùng cho những vật dụng dành cho tang lễ, cũng có bán tại đây. Bà Phu là người Trung Quốc và từ Việt Nam đến.
Bà Phu nói: “Có nhiều người châu Á, và việc kinh doanh, dịch vụ của chúng tôi là phục vụ những người này.”
Bà vận động bạn bè và những người ủng hộ đệ đơn kiện hội đồng thành phố. Hai bên đạt được một thỏa hiệp và hiện đang thảo luận để giải quyết vấn đề.
Di dân đến vùng đất này của California vì những cơ hội kinh doanh, trường học tốt và có nhà ở với tiền thuê rẻ. Một số di chuyển từ khu vực đông đúc ở Los Angeles, phố Tàu, muốn có một đời sống tốt hơn tại ngoại ô. Bà Lily Chen là cựu Thị trưởng của Monterey Park, một nơi đến trước đây của những người châu Á đầu tiên tại thung lũng San Gabriel. Dân số hiện nay hơn hai phần ba là người Mỹ gốc châu Á. Vào năm 1984 bà là người Mỹ gốc Trung Quốc đầu tiên đứng đầu một thành phố Hoa Kỳ. Bà ghi nhận có sự tăng gia mạnh mẽ những di dân châu Á bắt đầu vào những năm 1980.
“Từ Hồng Kông, từ Đài Loan, sau đó một số từ Việt Nam đến. Và hiện nay dĩ nhiên chúng ta có nhiều người Trung Quốc đến từ Trung Quốc.”
Los Angeles cũng là nơi thu hút di dân châu Mỹ La tinh, và nhiều người cũng định cư tại thung lũng này, hiện chiếm khoảng một phần tư dân số. Hội Truyền giáo San Gabriel, được những nhà truyền giáo Tây Ban Nha thành lập vào năm 1771, thu hút các tín đồ gốc châu Mỹ La tinh đến thờ phượng vào những ngày Chủ Nhật.
Các đảng chính trị đang giúp những cư dân này ghi danh đi bầu. Thượng nghị sĩ tiểu bang Ed Hernandez, một người Mỹ gốc Mexico, đại diện cho nhiều cử tri người Mỹ gốc châu Mỹ La tinh và gốc châu Á nói:
“Chúng ta cần trao quyền cho mọi người. Tất cả mọi công dân của đất nước này và của tiểu bang này phải ý thức được tầm quan trọng của lá phiếu của họ.”
Thượng nghị sĩ Hernandez nói ông dấn thân vào chính trị để có tiếng nói trong cộng đồng.
Cũng như bà Judy Chu, một cựu thị trưởng khác của Montery Park, hiện là phụ nữ Mỹ gốc Trung Quốc đầu tiên phục vụ tại Quốc hội Hoa Kỳ. Bà nói những di dân đối diện với nhiều trở ngại để có thể tham gia hoàn toàn.
“Có rất nhiều di dân gặp phải những rào cản về ngôn ngữ hay đơn giản là không được thông tin về những gì đang xảy ra và những nguồn nào họ có thể có được để thành công.”
Bà nói đó là lý do tại sao bà đến với các cử tri.
Nhà hoạt động người Mỹ gốc châu Á William Su nói cũng cần phải làm cho tiếng nói của họ được nghe đến.
“Bạn phải có người đại diện, bạn phải dấn thân vào hệ thống chính trị để chính phủ hiểu được nhu cầu của bạn.”
Ông Su nói chính trị là một tiến trình cho-và-lấy, và khi những di dân học được cách hòa hợp với các sắc dân thiểu số khác, họ đang có được tiếng nói trong cộng đồng của họ.