Hơn một chục người khuyết tật về thể chất và trí tuệ tụ tập tại một trung tâm chăm sóc ban ngày mỗi tuần hai lần để học làm phim. Tại lớp hướng dẫn do tổ chức Creative Edge Filmmaking tổ chức, họ học cách sử dụng máy tính bảng iPad để quay và chỉnh sửa video.
Melissa là giám đốc dự án của Arc, một tổ chức phi lợi nhuận bênh vực quyền lợi và cung cấp dịch vụ cho người khuyết tật. Tổ chức này đã khởi sự lớp hướng dẫn làm phim từ đầu năm nay. Bà Ezelle nói:
"Triết lý đàng sau tổ chức Đối Tác Sáng Tạo Truyền Thông Kỹ thuật Số là giới thiệu máy tính bảng iPad cho những người bị khuyết tật, để họ học cách sử dụng Ipad không những như một công cụ truyền thông, mà còn là một công cụ để diễn đạt một cách sáng tạo thông qua nhiếp ảnh hoặc làm phim sử dụng phần mềm iMovie của Apple."
Tham dự viên là những người lớn bị khuyết tật dưới nhiều hình thức đa dạng. Hầu hết đều cần đến sự giúp đỡ của một nhân viên tương trợ như cô Judy Turay. Cô Turay đến dự lớp làm phim là để giúp Nicole Chase, 30 tuổi, một người khuyết tật về trí tuệ.
Giám đốc Chương trình Ezelle nói mặc dù đây là một chương trình tương đối mới mẻ, lớp hướng dẫn làm phim đã mang lại nhiều lợi ích cho những người tham dự.
"Họ đáp ứng khá tích cực. Họ thực sự làm quen với việc sử dụng màn hình cảm ứng. Điều mà chúng tôi cũng chứng kiến là nhận thức về bản thân, và ý tưởng tự họa chân dung, khi ngay lập tức họ sử dụng iPad để chụp hình cho chính mình. Thứ ba là ý tưởng về trình tự và sự hiểu biết về quá khứ và hiện tại, họ thu hình một cảnh nào đó rồi sau đó quay lại đoạn phim ấy, điều và xảy ra cách đó vài phút. Đó là một bước nhảy vọt về nhận thức đáng kể đối với một số học viên."
Nhà làm phim Andrew Millington thuộc tổ chức Creative Edge Studio dạy về những nguyên tắc căn bản trong việc thu hình, chỉnh sửa và trình tự phim. Ông khuyến khích học viên sử dụng các kỹ năng để dựng lên cốt truyện. Anh Michael Steele, 25 tuổi mang theo đồ chơi bằng nhựa của anh đến lớp: một chú thỏ, một con lợn, một con ngựa, hai robot và một chiếc xe buýt bằng nhựa. Đây là những nhân vật chính trong bộ phim của anh. Người hướng dẫn anh, ông Millington nói:
"Chúng tôi chỉ cách cho anh sử dụng âm thanh. Anh bắt đầu tìm cách như gắn máy cho chiếc xe buýt để nó trở nên sống động. Anh đặt nhiều món đồ chơi trẻ em lên xe buýt. Chúng ta nghe chiếc xe buýt chạy ngang, rồi nghe một tràng cười lớn. Tiếp tục làm phim, tôi phát hiện ra rằng Michael có bà ngoại cư ngụ ở New York. Hình như anh muốn đi New York bằng xe buýt. Anh thấy những đứa trẻ trên xe buýt, hay chính anh là một phần của chiếc xe."
Trong khi những người mới tập tành làm phim khai thác những trải nghiệm cá nhân của mình, cùng lúc họ cũng phát triển phong cách riêng trong việc kể lại câu chuyện. Nhà làm phim Millington nói:
"Là con người, tất cả chúng ta đều có ngôn ngữ. Ngôn ngữ của nghệ thuật có thể trừu tượng, nhưng một khi họ phát hiện ra điều gì đó độc đáo- chỉ riêng họ mới thấy – mới có thể biểu hiện- thì họ bắt đầu phát triển. Họ đặt ra những quy định riêng cho chính họ. Có thể đây không phải hình thức biểu hiện theo đúng quy định của Hollywood, theo kiểu "A" đi sau là "B" rồi tiếp theo là "C", nhưng đó là cách nhìn thế giới của cá nhân anh. Đó là cách mà Michael chọn để thể hiện thế giới dưới cái nhìn của anh."
Trong tư cách một nhà làm phim, ông Millington nói ông ngưỡng mộ khả năng của các học viên khám phá và thể hiện kinh nghiệm bản thân.
“Họ khai thác trí tưởng tượng hoàn toàn không bị giới hạn bởi cuộc sống thường nhật, họ không bị cản trở bởi những sự can thiệp, những phán đoán... Họ không để những điều đó xen vào nghệ thuật kể chuyện. Ứớc gì tôi có thể kể chuyện với tự do tuyệt đối như thế, qua cách biểu lộ không hề bị ô nhiễm như thế."
Bà Jessica Neely, giám đốc các dịch vụ gia đình, nói rằng dạy học viên làm phim là một phần trong hướng tiếp cận toàn diện của tổ chức Arc để khuyến khích người khuyết tật về trí tuệ hội nhập vào cộng đồng chung quanh.
"Chúng tôi tập trung vào ba khu vực tổng quát: tập thể dục, nghệ thuật và phát triển cá nhân."
Bà Neely nói bước tiếp theo là đưa nhóm học viên này và máy tính bảng iPad của họ ra ngoài để ghi lại những gì họ trông thấy.
"Mục đích là để đưa mô hình toàn diện của một trung tâm ban ngày dành cho người lớn ra khỏi bốn bức tường của trung tâm, và đưa học viên đến với cộng đồng, để thực sự hội nhập vào cộng đồng lớn bên ngoài."
Nhà làm phim Andrew Millington còn nhắm tới một mục tiêu khác cho các bộ phim của học viên của ông.
"Tôi hy vọng rằng dần dà tiêu chuẩn làm phim đạt đến mức chúng tôi có thể trình chiếu cho khán giả thưởng lãm."
Thực hiện được điều đó thì khán giả sẽ được giới thiệu để tìm hiểu về cách nhìn và tài năng của một thành phần thường bị gạt ra bên lề xã hội.
Melissa là giám đốc dự án của Arc, một tổ chức phi lợi nhuận bênh vực quyền lợi và cung cấp dịch vụ cho người khuyết tật. Tổ chức này đã khởi sự lớp hướng dẫn làm phim từ đầu năm nay. Bà Ezelle nói:
"Triết lý đàng sau tổ chức Đối Tác Sáng Tạo Truyền Thông Kỹ thuật Số là giới thiệu máy tính bảng iPad cho những người bị khuyết tật, để họ học cách sử dụng Ipad không những như một công cụ truyền thông, mà còn là một công cụ để diễn đạt một cách sáng tạo thông qua nhiếp ảnh hoặc làm phim sử dụng phần mềm iMovie của Apple."
Tham dự viên là những người lớn bị khuyết tật dưới nhiều hình thức đa dạng. Hầu hết đều cần đến sự giúp đỡ của một nhân viên tương trợ như cô Judy Turay. Cô Turay đến dự lớp làm phim là để giúp Nicole Chase, 30 tuổi, một người khuyết tật về trí tuệ.
Giám đốc Chương trình Ezelle nói mặc dù đây là một chương trình tương đối mới mẻ, lớp hướng dẫn làm phim đã mang lại nhiều lợi ích cho những người tham dự.
"Họ đáp ứng khá tích cực. Họ thực sự làm quen với việc sử dụng màn hình cảm ứng. Điều mà chúng tôi cũng chứng kiến là nhận thức về bản thân, và ý tưởng tự họa chân dung, khi ngay lập tức họ sử dụng iPad để chụp hình cho chính mình. Thứ ba là ý tưởng về trình tự và sự hiểu biết về quá khứ và hiện tại, họ thu hình một cảnh nào đó rồi sau đó quay lại đoạn phim ấy, điều và xảy ra cách đó vài phút. Đó là một bước nhảy vọt về nhận thức đáng kể đối với một số học viên."
Nhà làm phim Andrew Millington thuộc tổ chức Creative Edge Studio dạy về những nguyên tắc căn bản trong việc thu hình, chỉnh sửa và trình tự phim. Ông khuyến khích học viên sử dụng các kỹ năng để dựng lên cốt truyện. Anh Michael Steele, 25 tuổi mang theo đồ chơi bằng nhựa của anh đến lớp: một chú thỏ, một con lợn, một con ngựa, hai robot và một chiếc xe buýt bằng nhựa. Đây là những nhân vật chính trong bộ phim của anh. Người hướng dẫn anh, ông Millington nói:
"Chúng tôi chỉ cách cho anh sử dụng âm thanh. Anh bắt đầu tìm cách như gắn máy cho chiếc xe buýt để nó trở nên sống động. Anh đặt nhiều món đồ chơi trẻ em lên xe buýt. Chúng ta nghe chiếc xe buýt chạy ngang, rồi nghe một tràng cười lớn. Tiếp tục làm phim, tôi phát hiện ra rằng Michael có bà ngoại cư ngụ ở New York. Hình như anh muốn đi New York bằng xe buýt. Anh thấy những đứa trẻ trên xe buýt, hay chính anh là một phần của chiếc xe."
Trong khi những người mới tập tành làm phim khai thác những trải nghiệm cá nhân của mình, cùng lúc họ cũng phát triển phong cách riêng trong việc kể lại câu chuyện. Nhà làm phim Millington nói:
"Là con người, tất cả chúng ta đều có ngôn ngữ. Ngôn ngữ của nghệ thuật có thể trừu tượng, nhưng một khi họ phát hiện ra điều gì đó độc đáo- chỉ riêng họ mới thấy – mới có thể biểu hiện- thì họ bắt đầu phát triển. Họ đặt ra những quy định riêng cho chính họ. Có thể đây không phải hình thức biểu hiện theo đúng quy định của Hollywood, theo kiểu "A" đi sau là "B" rồi tiếp theo là "C", nhưng đó là cách nhìn thế giới của cá nhân anh. Đó là cách mà Michael chọn để thể hiện thế giới dưới cái nhìn của anh."
Trong tư cách một nhà làm phim, ông Millington nói ông ngưỡng mộ khả năng của các học viên khám phá và thể hiện kinh nghiệm bản thân.
“Họ khai thác trí tưởng tượng hoàn toàn không bị giới hạn bởi cuộc sống thường nhật, họ không bị cản trở bởi những sự can thiệp, những phán đoán... Họ không để những điều đó xen vào nghệ thuật kể chuyện. Ứớc gì tôi có thể kể chuyện với tự do tuyệt đối như thế, qua cách biểu lộ không hề bị ô nhiễm như thế."
Bà Jessica Neely, giám đốc các dịch vụ gia đình, nói rằng dạy học viên làm phim là một phần trong hướng tiếp cận toàn diện của tổ chức Arc để khuyến khích người khuyết tật về trí tuệ hội nhập vào cộng đồng chung quanh.
"Chúng tôi tập trung vào ba khu vực tổng quát: tập thể dục, nghệ thuật và phát triển cá nhân."
Bà Neely nói bước tiếp theo là đưa nhóm học viên này và máy tính bảng iPad của họ ra ngoài để ghi lại những gì họ trông thấy.
"Mục đích là để đưa mô hình toàn diện của một trung tâm ban ngày dành cho người lớn ra khỏi bốn bức tường của trung tâm, và đưa học viên đến với cộng đồng, để thực sự hội nhập vào cộng đồng lớn bên ngoài."
Nhà làm phim Andrew Millington còn nhắm tới một mục tiêu khác cho các bộ phim của học viên của ông.
"Tôi hy vọng rằng dần dà tiêu chuẩn làm phim đạt đến mức chúng tôi có thể trình chiếu cho khán giả thưởng lãm."
Thực hiện được điều đó thì khán giả sẽ được giới thiệu để tìm hiểu về cách nhìn và tài năng của một thành phần thường bị gạt ra bên lề xã hội.