CAIRO —
Quân đội Libya cho biết đã chiếm lại quyền kiểm soát ít nhất một cảng xuất khẩu dầu ở miền đông nước này, sau nhiều ngày thương lượng với các phần tử ly khai đòi phần chia lớn hơn trong số thu nhập về dầu. Ðã đạt được một thỏa thuận mở lại 2 cảng, nhưng các cuộc thương nghị còn tiếp tục về những cảng khác, theo tường thuật từ Cairo của thông tín viên VOA Edward Yeranian.
Thỏa thuận của 2 bên để mở lại các cảng dầu khí sau 9 tháng bị dân quân phong tỏa đã được ca ngợi là một bước đột phá sau một cuộc giằng co gay gắt và dai dẳng. Ðàm phán giữa chính phủ lâm thời và dân quân ly khai chiếm đóng các cảng đã tiếp diễn trong nhiều ngày.
Bộ trưởng Tư pháp Ali Mighani nói với các ký giả rằng chính phủ sẽ thành lập một ủy ban để điều tra về những sai trái về tài chính bị cáo buộc, theo yêu cầu của phe ly khai.
Ông nói chính phủ đã đạt được một thỏa thuận với phe ly khai mở các cảng Zueitina và Harega ngay tức thời, trong khi việc mở lại các cảng Sidra và Ras Lanouf, ở phía tây Benghazi, sẽ được thực hiện trong vòng từ 2 đến 4 tuần nữa.
Nhưng ông nói thêm rằng các cuộc đàm phán đang tiếp diễn về Lanouf và Sidra.
Các cảng Lanouf và Sidra vẫn nằm dưới sự kiểm soát của chỉ huy dân quân Ibrahim Jadran, là một liên minh của “chính quyền khu vực Barqa” tự nhận là ly khai.
Phát ngôn viên quân đội Libya Ðại tá Ali Sheikhy nói cảng Harega nay nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ.
Ông nói cảng Harega nay nằm trong tay Công ty Dầu khí Quốc gia Libya, và dưới quyền kiểm soát về hoạt động của Công ty Dâu khí Vùng Vịnh Ả Rập để có thể tiếp tục xuất khẩu dầu.
Các bản tin chưa được kiểm chứng trên các kênh truyền hình Ả Rập cho thấy dân quân có thể còn đang ngăn chặn hoạt động ở cảng Zueitina.
Nhưng một người phát ngôn của thẩm quyền khu vực ly khai Barqa nhấn mạnh rằng 2 trong số 4 cảng mà họ đang chiếm đóng đã được bàn giao lại cho chính phủ.
Ông này cũng nói các cuộc thảo luận sẽ tiếp tục về số phận của 2 cảng cuối cùng mà nhóm của ông đang kiểm soát, nhưng một thỏa thuận tài chính với chính phủ vẫn chưa đạt được. Ông nói hoạt động của chính phủ tại các cơ sở trước đây đầy rẫy tham nhũng.
Libuya xuất khẩu tới 3 triệu rưởi thùng dầu mỗi ngày trước khi cuộc nổi dậy chống lại nhà độc tài bị lật đổ Moammar Gadhafi bắt đầu hồi tháng 2 năm 2011. Chính phủ trung ương cho biết họ cần phải nối lại việc xuất khẩu để có thể tài trợ cho các hoạt động của họ.
Thỏa thuận của 2 bên để mở lại các cảng dầu khí sau 9 tháng bị dân quân phong tỏa đã được ca ngợi là một bước đột phá sau một cuộc giằng co gay gắt và dai dẳng. Ðàm phán giữa chính phủ lâm thời và dân quân ly khai chiếm đóng các cảng đã tiếp diễn trong nhiều ngày.
Bộ trưởng Tư pháp Ali Mighani nói với các ký giả rằng chính phủ sẽ thành lập một ủy ban để điều tra về những sai trái về tài chính bị cáo buộc, theo yêu cầu của phe ly khai.
Ông nói chính phủ đã đạt được một thỏa thuận với phe ly khai mở các cảng Zueitina và Harega ngay tức thời, trong khi việc mở lại các cảng Sidra và Ras Lanouf, ở phía tây Benghazi, sẽ được thực hiện trong vòng từ 2 đến 4 tuần nữa.
Nhưng ông nói thêm rằng các cuộc đàm phán đang tiếp diễn về Lanouf và Sidra.
Các cảng Lanouf và Sidra vẫn nằm dưới sự kiểm soát của chỉ huy dân quân Ibrahim Jadran, là một liên minh của “chính quyền khu vực Barqa” tự nhận là ly khai.
Phát ngôn viên quân đội Libya Ðại tá Ali Sheikhy nói cảng Harega nay nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ.
Ông nói cảng Harega nay nằm trong tay Công ty Dầu khí Quốc gia Libya, và dưới quyền kiểm soát về hoạt động của Công ty Dâu khí Vùng Vịnh Ả Rập để có thể tiếp tục xuất khẩu dầu.
Các bản tin chưa được kiểm chứng trên các kênh truyền hình Ả Rập cho thấy dân quân có thể còn đang ngăn chặn hoạt động ở cảng Zueitina.
Nhưng một người phát ngôn của thẩm quyền khu vực ly khai Barqa nhấn mạnh rằng 2 trong số 4 cảng mà họ đang chiếm đóng đã được bàn giao lại cho chính phủ.
Ông này cũng nói các cuộc thảo luận sẽ tiếp tục về số phận của 2 cảng cuối cùng mà nhóm của ông đang kiểm soát, nhưng một thỏa thuận tài chính với chính phủ vẫn chưa đạt được. Ông nói hoạt động của chính phủ tại các cơ sở trước đây đầy rẫy tham nhũng.
Libuya xuất khẩu tới 3 triệu rưởi thùng dầu mỗi ngày trước khi cuộc nổi dậy chống lại nhà độc tài bị lật đổ Moammar Gadhafi bắt đầu hồi tháng 2 năm 2011. Chính phủ trung ương cho biết họ cần phải nối lại việc xuất khẩu để có thể tài trợ cho các hoạt động của họ.