Đường dẫn truy cập

Đánh giá tác động môi trường dọn đường cho Hàn Quốc triển khai THAAD


Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD mà Mỹ tính triển khai ở Hàn Quốc
Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD mà Mỹ tính triển khai ở Hàn Quốc

Bản đánh giá tác động môi trường của Hàn Quốc đối với hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ cho thấy bức xạ điện từ ‘không đáng kể’ so với các tiêu chuẩn an toàn, Bộ Quốc phòng nước này cho biết hôm 21/6, dọn đường để triển khai lâu dài.

Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) được lắp đặt tại Hàn Quốc vào năm 2017 đã tạo ra mức bức xạ điện từ tối đa dưới 0,2% so với tiêu chuẩn an toàn, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết. Trung Quốc và một số người dân Hàn Quốc đã phàn nàn về việc đặt hệ thống này ở căn cứ không quân Seongju ở miền đông nam.

“Bản đánh giá tác động môi trường mới nhất là bước đi đón đầu để bình thường hóa căn cứ Seongju,” cơ quan này cho biết trong một tuyên bố.

Kết quả nghiên cứu được trông chờ sẽ dọn đường để xây dựng thêm cơ sở hạ tầng cho hệ thống tên lửa. Các quan chức cho biết THAAD không thể hoạt động hết công suất trong bối cảnh các cuộc biểu tình của người dân sinh sống gần đó vốn nêu lên quan ngại về tác động của hệ thống đối với sức khỏe của họ.

Không triển khai THAAD: Làng Sosungri và Mạng lưới Xã hội Dân sự Quốc gia, một liên minh các nhóm phản đối việc triển khai THAAD đã lên án thông báo của chính phủ. Nhóm này cho biết chính quyền đã vội vàng đánh giá và tỏ dấu hiệu cho thấy họ sẽ tiếp tục phản đối.

Trung Quốc cũng đã phản ứng giận dữ với việc triển khai này. Bắc Kinh cho rằng radar lợi hại của hệ thống có thể nhìn vào không phận của họ.

Mỹ và Hàn Quốc đều nói rằng THAAD có mục đích tự vệ, nghĩa là để đẩy lùi các mối đe dọa ngày càng tăng từ Triều Tiên.

Triều Tiên, quốc gia có vũ khí hạt nhân, đã thử nghiệm nhiều loại vũ khí khác nhau, bao gồm cả loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa lớn nhất, làm gia tăng căng thẳng với Hàn Quốc và Mỹ.

Diễn đàn

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG