Đảng chủ trương thế tục của Tổng thống Tunisia, ông Moncef Marzouki, tuyên bố sẽ rút ra khỏi chính phủ liên minh do phe Hồi giáo lãnh đạo, trong sự bất bình về cách xử lý của chính phủ trước hệ quả của vụ ám sát nhà lãnh đạo đối lập Chokri Belaid hồi tuần trước.
Vụ sát hại ông Belaid, một vụ ám sát vì lý do chính trị đầu tiên từ nhiều thập kỷ qua ở Tunisia, đẩy chính phủ và quốc gia này vào tình trạng hổn loạn, và càng làm tăng thêm tình trạng chia rẽ giữa đảng Hồi giáo Ennahda, một đảng khuynh loát chính trường và các đảng đối thủ chủ trương thế tục.
Một viên chức của đảng Nghị hội vì nền Cộng hòa, CPR, theo đường lối trung tả, hôm Chủ nhật cho biết đảng này đã báo cho biết rằng họ sẽ rút ra chính phủ, nếu không thay thế các Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Tư pháp.
Ông cho biết các bộ trưởng thuộc đảng của Marzouki, sẽ chính thức từ chức vào thứ Hai.
Đảng CPR chỉ trích cách làm việc của 2 bộ trưởng này, mà một trong 2 người, Bộ trưởng Ngoại giao Rafik Abdessalem, là con rễ của ông Rachid Ghannouchi, nhà lãnh đạo của đảng Ennahda,.
Đảng Ennahda chiếm ưu thế trong các cuộc bầu cử tự do đầu tiên ở Tunisia. Đảng của ông Marzouki và đảng Ettakatol, theo chủ trương thế tục cũng giữ một số ghế trong chính phủ.
Ông Belaid là một trong những người lên tiếng chỉ trích đảng Ennahda gay gắt nhất, và vụ sát hại ông đã làm bùng phát những yêu cầu lập về việc thành lập một chính phủ mới.
Thủ tướng Hamadi Jebali, một thành viên thuộc cánh ôn hòa của đảng Ennahda, đề nghị lập một tân chính phủ kỹ trị, phi chính trị. Tuy nhiên giới lãnh đạo đảng Ennahda bác bỏ ý kiến này. Một hội đồng gồm thành phần chủ chốt của đảng đã mở cuộc họp hôm Chủ nhật để thảo luận về tình hình.
Bạo động do thành phần Hồi giáo cực đoan gây ra tăng cao, và những người theo đường lối thế tục chỉ trích đảng Ennahda đã tố cáo đảng này nhắm mắt làm ngơ trước những vụ tấn công do các phần tử bảo thủ cực đoan Hồi giáo Salafi gây ra tại các quán rượu, các phòng triển lãm nghệ thuật hoặc bất cứ ai được xem là không theo đạo.
Tình hình ở Tunisia tương đối yên tĩnh hôm Chủ nhật sau 3 ngày dân chúng biểu tình trên khắp nước tiếp theo sau cái chết của ông Belaid. Và cảnh sát chống bạo loạn đang tuần hành trên đường phố trong thủ đô Tunis.
Vụ sát hại ông Belaid, một vụ ám sát vì lý do chính trị đầu tiên từ nhiều thập kỷ qua ở Tunisia, đẩy chính phủ và quốc gia này vào tình trạng hổn loạn, và càng làm tăng thêm tình trạng chia rẽ giữa đảng Hồi giáo Ennahda, một đảng khuynh loát chính trường và các đảng đối thủ chủ trương thế tục.
Một viên chức của đảng Nghị hội vì nền Cộng hòa, CPR, theo đường lối trung tả, hôm Chủ nhật cho biết đảng này đã báo cho biết rằng họ sẽ rút ra chính phủ, nếu không thay thế các Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Tư pháp.
Ông cho biết các bộ trưởng thuộc đảng của Marzouki, sẽ chính thức từ chức vào thứ Hai.
Đảng CPR chỉ trích cách làm việc của 2 bộ trưởng này, mà một trong 2 người, Bộ trưởng Ngoại giao Rafik Abdessalem, là con rễ của ông Rachid Ghannouchi, nhà lãnh đạo của đảng Ennahda,.
Đảng Ennahda chiếm ưu thế trong các cuộc bầu cử tự do đầu tiên ở Tunisia. Đảng của ông Marzouki và đảng Ettakatol, theo chủ trương thế tục cũng giữ một số ghế trong chính phủ.
Ông Belaid là một trong những người lên tiếng chỉ trích đảng Ennahda gay gắt nhất, và vụ sát hại ông đã làm bùng phát những yêu cầu lập về việc thành lập một chính phủ mới.
Thủ tướng Hamadi Jebali, một thành viên thuộc cánh ôn hòa của đảng Ennahda, đề nghị lập một tân chính phủ kỹ trị, phi chính trị. Tuy nhiên giới lãnh đạo đảng Ennahda bác bỏ ý kiến này. Một hội đồng gồm thành phần chủ chốt của đảng đã mở cuộc họp hôm Chủ nhật để thảo luận về tình hình.
Bạo động do thành phần Hồi giáo cực đoan gây ra tăng cao, và những người theo đường lối thế tục chỉ trích đảng Ennahda đã tố cáo đảng này nhắm mắt làm ngơ trước những vụ tấn công do các phần tử bảo thủ cực đoan Hồi giáo Salafi gây ra tại các quán rượu, các phòng triển lãm nghệ thuật hoặc bất cứ ai được xem là không theo đạo.
Tình hình ở Tunisia tương đối yên tĩnh hôm Chủ nhật sau 3 ngày dân chúng biểu tình trên khắp nước tiếp theo sau cái chết của ông Belaid. Và cảnh sát chống bạo loạn đang tuần hành trên đường phố trong thủ đô Tunis.