CAIRO —
Hôm thứ ba, người dân Ai Cập bắt đầu 2 ngày bỏ phiếu về một bản hiến pháp mới, một hiến chương mà các nhà lãnh đạo hy vọng sẽ dọn sân cho một cuộc chuyển tiếp tách khỏi chủ nghĩa Hồi giáo của cựu tổng thống Mohamed Morsi. Thông tín viên VOA Elizabeth Arrott tường trình từ Cairo rằng an ninh được canh phòng cẩn mật, nhưng ngay trước khi các phòng phiếu mở cửa, một quả bom đã phát nổ ở thủ đô, và bạo động giữa các lực lượng an ninh và phe chống đối hiến chương được đề nghị đã gây thiệt mạng cho nhiều người.
Dân chúng Ai Cập xếp hàng tham gia cuộc trắc nghiệm bầu cử đầu tiên về chính phủ lâm thời được quân đội hậu thuẫn - một cuộc trưng cầu dân ý về bản hiến pháp mới. Những người ủng hộ hy vọng nó sẽ đánh dấu bước đầu của lộ đồ cho Ai Cập sau vụ lật đổ tổng thống Hồi giáo Mohamed Morsi hồi năm ngoái.
Cử tri Afaf Rashad gọi đây là một bước tích cực sẽ đem lại điều tốt cho Ai Cập. Bà này nói thêm rằng đây sẽ là “một thế giới mới và bù đắp cho tất cả những gì đã qua.”
Các giới chức, kể cả nhà lãnh đạo trên thực tế, Tướng Abdel Fattah el Sissi, đã cật lực vận động cho việc chấp thuận bản hiến pháp. Có các dấu hiệu tán đồng bản hiến chương mới ở khắp nơi, trong khi quân đội đã đưa giới trẻ ra để gần như hát lên lời ca ngợi bản hiến chương.
Một ủy ban người Ai Cập chủ yếu không theo đạo Hồi đã viết phiên bản mới của hiến chương. Ðây là bản hiến pháp thứ ba trong 3 năm, đem lại nhiều quyền tự do. Nhưng luật gia về hiến pháp Ahmed Kamal Abou El Magd nói Ai Cập thiếu ý chí chính trị và các cơ chế để hỗ trợ cho bản hiến pháp đó.
Ông nói: “Tôi thực sự tán thành công trình do uỷ ban gồm 50 thành viên này thực hiện nhưng toàn bộ công trình có thể thay đổi nay mai. Không ai sẽ giơ một ngón tay lên để nói điều này là không nghiêm trọng, điều này là không đúng.”
Nhiều người coi đây là một cuộc trưng cầu ý kiến không những về một tập hợp mới các luật lê, mà còn về giới lãnh đạo tương lai của Ai Cập, cụ thể, là liệu tướng el Sissi có sẽ trở thành nhân vật quân đội mới nhất trong truyền thống đã có từ lâu nay lên làm tổng thống hay không.
Cử tri Soheir Esmah Ibrahim nói bà coi ông này là một nhà lãnh đạo, “và nếu như đây là một cuộc trưng cầu về Sissi, thì đó là điều đáng hoan nghênh.”
Vị bộ trưởng quốc phòng này dự kiến sẽ loan báo ra tranh cử tổng thống nếu hiến chương được chấp thuận. Sự kiện này, ngoài vụ trấn át dã man nhắm vào đảng Huynh Ðệ Hồi giáo của ông Morsi và các thành phần khác, là một trong nhiều vấn đề gây chia rẽ trong một đất nước vốn đã bị chia rẽ sâu xa.
Ðảng Huynh Ðệ Hồi giáo, nay bị gán cho là một tổ chức khủng bố, đã kêu gọi tẩy chay cuộc trưng cầu dân ý, và coi đó là một mưu toan hợp thức hóa điều mà nhóm này gọi là cuộc đảo chính chống lại ông Morsi. Và không phải chỉ có đa số người Hồi giáo chống lại hiến chương. Một số nhà hoạt động thế tục lâu nay đã kêu gọi tẩy chay, trong khi những người khác đã bị bắt giữ chỉ vì ủng hộ lá phiếu phản đối.
Chuyên gia phân tích an ninh Sameh Seif el Yazal nói:
“Tất cả những người này đều chống lại bản hiến pháp, bản hiến pháp mới, nhưng một lần nữa họ lại thuộc phe rất thiểu số. Vì thế tôi cho rằng việc này sẽ không thực sự tác động tới khối đa số chấp thuận bản hiến pháp mới.”
Nhưng tại Ai Cập, rất nhiều trong các thay đổi quan trọng nhất đã diễn ra vì hành động của các khối thiểu số ngoài đường phố, chứ không phải của các khối đa số tại phòng phiếu.
Dân chúng Ai Cập xếp hàng tham gia cuộc trắc nghiệm bầu cử đầu tiên về chính phủ lâm thời được quân đội hậu thuẫn - một cuộc trưng cầu dân ý về bản hiến pháp mới. Những người ủng hộ hy vọng nó sẽ đánh dấu bước đầu của lộ đồ cho Ai Cập sau vụ lật đổ tổng thống Hồi giáo Mohamed Morsi hồi năm ngoái.
Cử tri Afaf Rashad gọi đây là một bước tích cực sẽ đem lại điều tốt cho Ai Cập. Bà này nói thêm rằng đây sẽ là “một thế giới mới và bù đắp cho tất cả những gì đã qua.”
Các giới chức, kể cả nhà lãnh đạo trên thực tế, Tướng Abdel Fattah el Sissi, đã cật lực vận động cho việc chấp thuận bản hiến pháp. Có các dấu hiệu tán đồng bản hiến chương mới ở khắp nơi, trong khi quân đội đã đưa giới trẻ ra để gần như hát lên lời ca ngợi bản hiến chương.
Một ủy ban người Ai Cập chủ yếu không theo đạo Hồi đã viết phiên bản mới của hiến chương. Ðây là bản hiến pháp thứ ba trong 3 năm, đem lại nhiều quyền tự do. Nhưng luật gia về hiến pháp Ahmed Kamal Abou El Magd nói Ai Cập thiếu ý chí chính trị và các cơ chế để hỗ trợ cho bản hiến pháp đó.
Ông nói: “Tôi thực sự tán thành công trình do uỷ ban gồm 50 thành viên này thực hiện nhưng toàn bộ công trình có thể thay đổi nay mai. Không ai sẽ giơ một ngón tay lên để nói điều này là không nghiêm trọng, điều này là không đúng.”
Nhiều người coi đây là một cuộc trưng cầu ý kiến không những về một tập hợp mới các luật lê, mà còn về giới lãnh đạo tương lai của Ai Cập, cụ thể, là liệu tướng el Sissi có sẽ trở thành nhân vật quân đội mới nhất trong truyền thống đã có từ lâu nay lên làm tổng thống hay không.
Cử tri Soheir Esmah Ibrahim nói bà coi ông này là một nhà lãnh đạo, “và nếu như đây là một cuộc trưng cầu về Sissi, thì đó là điều đáng hoan nghênh.”
Vị bộ trưởng quốc phòng này dự kiến sẽ loan báo ra tranh cử tổng thống nếu hiến chương được chấp thuận. Sự kiện này, ngoài vụ trấn át dã man nhắm vào đảng Huynh Ðệ Hồi giáo của ông Morsi và các thành phần khác, là một trong nhiều vấn đề gây chia rẽ trong một đất nước vốn đã bị chia rẽ sâu xa.
Ðảng Huynh Ðệ Hồi giáo, nay bị gán cho là một tổ chức khủng bố, đã kêu gọi tẩy chay cuộc trưng cầu dân ý, và coi đó là một mưu toan hợp thức hóa điều mà nhóm này gọi là cuộc đảo chính chống lại ông Morsi. Và không phải chỉ có đa số người Hồi giáo chống lại hiến chương. Một số nhà hoạt động thế tục lâu nay đã kêu gọi tẩy chay, trong khi những người khác đã bị bắt giữ chỉ vì ủng hộ lá phiếu phản đối.
Chuyên gia phân tích an ninh Sameh Seif el Yazal nói:
“Tất cả những người này đều chống lại bản hiến pháp, bản hiến pháp mới, nhưng một lần nữa họ lại thuộc phe rất thiểu số. Vì thế tôi cho rằng việc này sẽ không thực sự tác động tới khối đa số chấp thuận bản hiến pháp mới.”
Nhưng tại Ai Cập, rất nhiều trong các thay đổi quan trọng nhất đã diễn ra vì hành động của các khối thiểu số ngoài đường phố, chứ không phải của các khối đa số tại phòng phiếu.