Với cuộc chiến do Hoa Kỳ dẫn đầu ở Iraq đã kết thúc và sự tham gia của quân đội Mỹ tại Afghanistan giảm dần, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã tìm cách xoay hướng chính sách đối ngoại về châu Á. Một khía cạnh trong chính sách này là việc thương thảo một hiệp định thương mại tự do giữa 12 quốc gia trong vùng ven Thái bình dương. Tuy nhiên, thông tín viên VOA Ken Bredemeier tường thuật rằng khi nhà lãnh đạo Mỹ thực hiện chuyến công du 4 nước châu Á – Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Malaysia và Philippines – trong tuần này, ông đã thấy rất khó hoàn tất hiệp định.
Hoa Kỳ sản xuất xe hơi, xuất khẩu khắp thế giới, và Nhật Bản có cùng hoạt động. Các nông trại Mỹ bán thị bò, và heo cho khách hàng nước ngoài. Nhật Bản xuất khẩu sản phẩm điện tử tiêu dùng ra các nước xa.
Đây chỉ là một phần nhỏ của hoạt động thương mại quốc tế diễn ra hàng ngày.
Giờ đây 12 nước Ven Thái bình dương đang thương thỏa để tìm cách gia tăng hoạt động thương mại đó, bằng cách cắt giảm hay chấm dứt thuế quan cũng như nới lỏng những quy định.
Hiệp định Đối tác Xuyên Thương mại Thái bình dương hay TPP là trụ cột của chính sách giao tiếp ở châu Á của Tổng thống Obama, và nhất định sẽ là chủ đề thảo luận chính trong chuyến công du của ông.
Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Penny Pritzker nói rằng hiệp định thương mại được đặt lên ưu tiên hàng đầu của chính quyền của Tổng thống Obama. Bà nói:
“Việc mở cửa các thị trường trong vùng Á châu Thái bình dương cho hàng hóa xuất khẩu và đầu tư của Mỹ sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng và tạo công ăn việc làm ở Hoa Kỳ theo nhiều cách.”
12 quốc gia ven Thái bình dương chiếm khoảng 40% kinh tế thế giới và 26% thương mại của khu vực này. Tuy nhiên đạt được một thỏa thuận thương mại rông lớn đã cho thấy quá phức tạp đến mức một số nước đang đàm phán các hiệp định song phương.
Australia, trong tháng này, đồng ý hạ thuế quan cho hàng điện tử của Nhật, trong khi Nhật Bản sẽ giảm thuế cho thịt bò và heo xuất khẩu của Australia.
Hoa Kỳ và Nhật Bản đã tham gia trong các cuộc đàm phán gay go về một thỏa thuận thương mại giữa 2 nước. Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Michael Froman mới đây mô tả các cuộc đàm phán đầy tranh cãi. Ông nói:
“Phái đoàn của chúng tôi đến, dự kiến rằng các cuộc đàm phán sẽ gay go và quả đúng như vậy.”
Nổ lực thương mại do Hoa Kỳ dẫn đầu một phần là nhằm bày tỏ sự quan tâm của Hoa Kỳ ở châu Á vào thời điểm mà nền kinh tế đứng vào hàng thứ nhì thế giới là Trung Quốc đang phát triển nhanh và có thể không bao lâu nữa vượt qua nước Mỹ như một nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Tuy nhiên Trung Quốc không phải là một trong những nước tham gia các cuộc đàm phán thương mại.
Nhà phân tích Barbara Kotschwar thuộc Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, trong thủ đô Washington nhận định:
“Lúc khởi đầu đã có sự lo sợ, nhiều người nói đến việc ngăn chặn Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng sự lo sợ đó đã giảm phần nào và chúng ta thấy Hoa Kỳ và Trung Quốc đang nói đến việc đàm phán một hiệp định đầu tư song phương.”
Tuy nhiên, hiện nay, cho dù không có Trung Quốc, 12 quốc gia Ven Thái bình dương cũng đã khá rắc rối để đạt thỏa thuận về những cách thức cùng chung mở rộng hoạt động kinh tế của mình.
Hoa Kỳ sản xuất xe hơi, xuất khẩu khắp thế giới, và Nhật Bản có cùng hoạt động. Các nông trại Mỹ bán thị bò, và heo cho khách hàng nước ngoài. Nhật Bản xuất khẩu sản phẩm điện tử tiêu dùng ra các nước xa.
Đây chỉ là một phần nhỏ của hoạt động thương mại quốc tế diễn ra hàng ngày.
Giờ đây 12 nước Ven Thái bình dương đang thương thỏa để tìm cách gia tăng hoạt động thương mại đó, bằng cách cắt giảm hay chấm dứt thuế quan cũng như nới lỏng những quy định.
Hiệp định Đối tác Xuyên Thương mại Thái bình dương hay TPP là trụ cột của chính sách giao tiếp ở châu Á của Tổng thống Obama, và nhất định sẽ là chủ đề thảo luận chính trong chuyến công du của ông.
Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Penny Pritzker nói rằng hiệp định thương mại được đặt lên ưu tiên hàng đầu của chính quyền của Tổng thống Obama. Bà nói:
“Việc mở cửa các thị trường trong vùng Á châu Thái bình dương cho hàng hóa xuất khẩu và đầu tư của Mỹ sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng và tạo công ăn việc làm ở Hoa Kỳ theo nhiều cách.”
12 quốc gia ven Thái bình dương chiếm khoảng 40% kinh tế thế giới và 26% thương mại của khu vực này. Tuy nhiên đạt được một thỏa thuận thương mại rông lớn đã cho thấy quá phức tạp đến mức một số nước đang đàm phán các hiệp định song phương.
Australia, trong tháng này, đồng ý hạ thuế quan cho hàng điện tử của Nhật, trong khi Nhật Bản sẽ giảm thuế cho thịt bò và heo xuất khẩu của Australia.
Hoa Kỳ và Nhật Bản đã tham gia trong các cuộc đàm phán gay go về một thỏa thuận thương mại giữa 2 nước. Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Michael Froman mới đây mô tả các cuộc đàm phán đầy tranh cãi. Ông nói:
“Phái đoàn của chúng tôi đến, dự kiến rằng các cuộc đàm phán sẽ gay go và quả đúng như vậy.”
Nổ lực thương mại do Hoa Kỳ dẫn đầu một phần là nhằm bày tỏ sự quan tâm của Hoa Kỳ ở châu Á vào thời điểm mà nền kinh tế đứng vào hàng thứ nhì thế giới là Trung Quốc đang phát triển nhanh và có thể không bao lâu nữa vượt qua nước Mỹ như một nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Tuy nhiên Trung Quốc không phải là một trong những nước tham gia các cuộc đàm phán thương mại.
Nhà phân tích Barbara Kotschwar thuộc Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, trong thủ đô Washington nhận định:
“Lúc khởi đầu đã có sự lo sợ, nhiều người nói đến việc ngăn chặn Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng sự lo sợ đó đã giảm phần nào và chúng ta thấy Hoa Kỳ và Trung Quốc đang nói đến việc đàm phán một hiệp định đầu tư song phương.”
Tuy nhiên, hiện nay, cho dù không có Trung Quốc, 12 quốc gia Ven Thái bình dương cũng đã khá rắc rối để đạt thỏa thuận về những cách thức cùng chung mở rộng hoạt động kinh tế của mình.