Đường dẫn truy cập

Đàm phán hòa bình khai mạc ở Myanmar


Ngoại trưởng Myanmar Aung San Suu Kyi ngồi với Tổng thống Myanmar Htin Kyaw (phải) và Phó Tổng thống Henry Van Hti Yu tại Hội nghị Panglong Thế kỷ 21 ở Naypyitaw, 31/8/2016.
Ngoại trưởng Myanmar Aung San Suu Kyi ngồi với Tổng thống Myanmar Htin Kyaw (phải) và Phó Tổng thống Henry Van Hti Yu tại Hội nghị Panglong Thế kỷ 21 ở Naypyitaw, 31/8/2016.

Cuộc đàm phán nhằm chấm dứt chiến sự kéo dài gần bảy thập niên giữa chính phủ Myanmar và những nhóm nổi dậy sắc tộc đã khai mạc tại thủ đô Naypyitaw hôm 31/8.

Trong những bộ trang phục truyền thống sặc sỡ, đại biểu thuộc 17 nhóm sắc tộc thiểu số đứng đầy hội trường và trò chuyện với những sĩ quan quân đội và các nhà ngoại giao vào đầu hội nghị kéo dài năm ngày. Đây là một kế hoạch lớn của bà Aung San Suu Kyi trong những ngày đầu tiên trong cương vị lãnh đạo chính phủ mới được bầu cử dân chủ của Myanmar.

Trong bài diễn văn khai mạc, người được trao giải Nobel Hòa bình này phát biểu: "Chỉ khi nào chúng ta thống nhất thì đất nước chúng ta mới được yên ổn. Chỉ khi nào đất nước chúng ta được yên ổn thì chúng ta mới có thể sánh vai những nước khác trong khu vực và khắp thế giới."

Hội nghị thượng đỉnh này được mệnh danh là "Panglong Thế kỷ 21," gợi nhớ đến một thỏa thuận năm 1947 do người anh hùng giành độc lập Tướng Aung San, người cha quá cố của bà Aung San Suu Kyi, làm trung gian điều giải. Thỏa thuận đó trao cho những nhóm sắc tộc thiểu số quyền tự chủ khi Myanmar, còn gọi là Miến Điện, giành được độc lập từ Anh. Nhưng thỏa thuận đó đổ vỡ một năm sau, khi ông Aung San bị ám sát, khiến những nhóm ly khai ở gần biên giới của nước này với Trung Quốc và Thái Lan đối đầu quân đội. Quân đội đã cai trị Myanmar bằng bàn tay sắt suốt hơn năm thập kỷ.

Trước khi hội nghị hòa bình khai mạc, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi chính phủ mới của Myanmar trao quyền công dân cho khoảng 1 triệu người Rohingya thiểu số theo Hồi giáo, bị coi là người nhập cư bất hợp pháp từ Bangladesh.

Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon phát biểu tại Hội nghị Panglong Thế kỷ 21.
Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon phát biểu tại Hội nghị Panglong Thế kỷ 21.

Tới 120.000 người Rohingya đã sống mòn mỏi trong những trại bẩn thỉu dành cho người tản cư ở bang Rakhine phía tây kể từ năm 2012, khi giao tranh nổ ra giữa những người Phật giáo mang tư tưởng dân tộc và người Hồi giáo.

Kofi Annan, người tiền nhiệm của ông Ban Ki-moon, đã được chính phủ Myanmar bổ nhiệm để đứng đầu một ban cố vấn nhằm giải quyết những vấn đề ở bang Rakhine.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG