Có những người nổi tiếng tại Hollywood tin theo Đức Đạt Lai Lạt Ma, trong số này có diễn viên Richard Gere.
Đức Đạt Lai Lạt Ma còn có nhiều người ngưỡng mộ tại trường đại học Nam California nơi Ngài nói chuyện vào tháng Năm năm 2011.
Anh Jake Bloch vừa mới tốt nghiệp bị lôi cuốn vì phương cách hấp dẫn quần chúng của Ngài và người cựu sinh viên này hiện nay quan tâm đến số phận thống khổ của người dân Tây Tạng.
Anh Bloch nói: “Chuyến viếng thăm của Ngài hồi năm ngoái tại trường đại học USC và những chuyến viếng thăm đều đặn của Ngài tại những trường đại học trên toàn nước Mỹ đã giúp gia tăng những nhận thức này.”
Đức Đạt Lai Lạt Ma là một Phật tử, nhưng sự hóm hỉnh của Ngài và phong cách bình dân của Ngài đã cuốn hút sinh viên Công giáo hiện đang theo ban cao học, cô Megan Sweas và những sinh viên khác.
Cô Sweas nói: “Những người Do Thái, những người theo Ấn Độ giáo, những người theo thế quyền và cả những người vô thần, tất cả đều có thể cảm thông những điều Ngài rao giảng.”
Nhà cầm quyền Trung Quốc đổ lỗi cho Đức Đạt Lai Lạt Ma về cái chết của 20 người tự thiêu, phần lớn là các tu sĩ Phật giáo. Đức Đạt Lai Lạt Ma cho rằng lề lối cai trị hà khắc của Trung Quốc làm cho người Tây Tạng bất bình dẫn đến những vụ tự thiêu này.
Các sinh viên nói Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa ra một thông điệp hòa bình.
Người đứng đầu Văn phòng Đời sống Tôn giáo của trường đại học USC Varun Soni nói hầu hết những người Mỹ đều đồng lòng ngưỡng mộ Ngài.
Ông Soni nói: “Cả người Cộng hòa lẫn người Dân chủ dường như bị thu hút về phía Ngài. Mọi người từ các truyền thống tín ngưỡng khác nhau dường như đổ xô đến với Ngài. Những người không tôn giáo thực sự kính trọng Ngài một cách sâu sắc và đọc sách của Ngài.”
Vị sư chủ trì một tu viện Phât giáo Tây Tạng tại Ấn Độ, Geshe Jangchup Choeden, hiện đang viếng thăm California nói Đức Đạt Lai Lạt Ma rất quan trọng đối với người Tây Tạng ở nhiều mức độ - như là một nhà lãnh đạo tôn giáo, đạo đức và tinh thần.
Sư Jangchup Choeden nói: “Người Tây Tạng tin cậy và đặt niềm tin hoàn toàn vào Đức Đạt Lai Lạt Ma và làm cho Ngài trở thành một người rất đặc biệt. Thế giới khó tưởng tượng Đức Đạt Lai Lạt Ma là người như thế nào đối với nhân dân Tây Tạng.”
Vấn đề Tây Tạng lôi kéo những người biểu tình chống đối cũng như những người bênh vực chính phủ Trung Quốc trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ vào tháng Hai vừa qua của Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Trọng tâm chuyến viếng thăm lần này của Đức Đạt Lai Lạt Ma là vấn đề tinh thần nhưng vấn đề Tây Tạng cũng không kém quan trọng.
Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ nói chuyện tại San Diego và Long Beach trước khi đến Chicago trong hai ngày 25 và 26 tháng Tư.
Chuyến đi của Đức Đạt Lai Lạt Ma gây chú ý về bất ổn ở Tây Tạng
- Mike O’Sullivan
Tiếp theo một năm với hơn 30 người Tây Tạng tự thiêu để phản đối sự thống trị của Trung Quốc tại Tây Tạng, vào thứ Tư Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ bắt đầu chuyến đi California trong 4 ngày. Một số người Mỹ ngưỡng mộ Đức Đạt Lai Lạt Ma nói bài giảng của nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng khiến họ nhận thức nhiều hơn về những vấn đề tại quê hương Ngài.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1