Đại sứ Thiện Chí của UNICEF, Mia Farrow, cảnh báo rằng Cộng Hòa Trung Phi đang đứng bên bờ diệt chủng bởi vì ngày càng gia tăng căng thẳng sắc tộc và tôn giáo giữa Hồi Giáo và Cơ Đốc Giáo. Nữ diễn viên và cũng là nhà hoạt động nhân quyền này kêu gọi sự can thiệp khẩn cấp của quốc tế để bảo vệ thường dân và ngăn chặn một cuộc đổ máu có thể xảy ra.
Đại sứ Thiện chí của UNICEF Mia Farrow gọi Cộng Hòa Trung Phi là một quốc gia thất bại. Cô nói rằng, chính phủ hoàn toàn vô dụng và không thể ngăn chặn tình trạng bạo động vượt ra khỏi vòng kiểm soát.
Mia Farrow vừa mới trở về từ chuyến đi tới Cộng Hòa Trung Phi kéo dài một tuần lễ, đây là chuyến viếng thăm thứ ba của cô tới quốc gia bị chiến tranh tàn phá này từ năm 2007.
Cô nói rằng những gì cô thấy đáng báo động nhất là ngày càng gia tăng tình trạng thù nghịch giữa Hồi Giáo và Cơ Đốc Giáo. Cô nói rằng những cộng đồng này trước đó đã sống một cách hài hòa thì nay chia cách. Cô cho biết họ đã thành lập hai tổ chức võ trang, với mục đích tấn công các thường dân của nhau theo các lằn ranh phân chia tôn giáo và sắc tộc. Cô nói:
“Có những mầm mống sẵn sàng đưa tới một cuộc diệt chủng. Ta có những yếu tố sắc tộc. Ta có các tổ chức võ trang. Ta có những hành vi tàn ác tệ hại nhất đang tiếp diễn và ta có một dân số thường dân bị đẩy vào tình trạng rất nguy hiểm.”
Mia Farrow nói rằng việc thẩm định khả năng đáng sợ này của cô phù hợp với kết quả các cuộc thẩm định của những giới chức Liên Hiệp Quốc khác, đáng kể là của giám đốc cơ quan nhân đạo Liên Hiệp Quốc John Ging.
Cô kêu gọi sự can thiệp ngoại giao ở cấp cao để bảo vệ thường dân và các cơ quan trợ giúp tại Cộng Hòa Trung Phi. Cô nói rằng Liên Hiệp Quốc cần một lực lượng lớn hơn và mạnh hơn để tìm cách đem lại ổn định tại nước này.
UNICEF nói rằng một nửa trong số 4,6 triệu dân của Cộng Hòa Trung Phi dưới tuổi 18. Tổ chức vừa kể nói rằng khoảng 400.000 người đã bỏ nhà đi lánh nạn từ tháng 12 năm ngoái, khi các phiến quân Seleka bắt đầu nổi loạn chống lại Tổng thống Francois Bozive, là người họ đã lật đổ hồi tháng Ba.
UNICEF nói rằng dân chúng chạy đi lánh nạn không có gì nhiều hơn là bộ quần áo che thân. Tổ chức vừa kể cũng cho biết các gia đình quá sợ hãi phải trở về đồng ruộng của họ và không thể sản xuất lương thực để nuôi thân. UNICEF cũng nói rằng cứ 10 trẻ em thì có 7 em vẫn còn chưa đi học.
Đại sứ Thiện Chí của Liên Hiệp Quốc Mia Farrow nói rằng, tình trạng ngày càng tệ hơn tại nước này đặc biệt tác động tai hại nặng nề đối với phụ nữ và trẻ em. Cô nói rằng sẽ quá trễ cho thế giới để chú ý tới nhu cầu cấp bách của dân chúng tại quốc gia này.
“Tình trạng này đã được nói tới như một cuộc khủng hoảng bị bỏ quên. Nhưng tôi nghĩ rằng đó là một từ sử dụng không đúng bởi vì điều đó hàm ý rằng đã có thời nó được nhớ tới. Tôi nghĩ rằng từ thích hợp nhất để đề cập tới Cộng Hòa Trung Phi là một dân số bị bỏ rơi bởi vì thế giới thật sự đã quay mặt đi.”
Mia Farrow nói rằng cô hiểu nỗi khó khăn của việc gây chú ý tới Cộng Hòa Trung Phi khi người ta đang gắn liền với những biến cố khủng khiếp đang diễn ra tại Philippines và Syria.
Tuy nhiên cô nói rằng cô tin là thế giới có phương tiện và lòng trắc ẩn để giúp đỡ các trẻ em tại Cộng Hòa Trung Phi, là những người cũng có giá trị ngang với trẻ em tại các quốc gia đang gặp khủng hoảng khác.
Đại sứ Thiện chí của UNICEF Mia Farrow gọi Cộng Hòa Trung Phi là một quốc gia thất bại. Cô nói rằng, chính phủ hoàn toàn vô dụng và không thể ngăn chặn tình trạng bạo động vượt ra khỏi vòng kiểm soát.
Mia Farrow vừa mới trở về từ chuyến đi tới Cộng Hòa Trung Phi kéo dài một tuần lễ, đây là chuyến viếng thăm thứ ba của cô tới quốc gia bị chiến tranh tàn phá này từ năm 2007.
Cô nói rằng những gì cô thấy đáng báo động nhất là ngày càng gia tăng tình trạng thù nghịch giữa Hồi Giáo và Cơ Đốc Giáo. Cô nói rằng những cộng đồng này trước đó đã sống một cách hài hòa thì nay chia cách. Cô cho biết họ đã thành lập hai tổ chức võ trang, với mục đích tấn công các thường dân của nhau theo các lằn ranh phân chia tôn giáo và sắc tộc. Cô nói:
“Có những mầm mống sẵn sàng đưa tới một cuộc diệt chủng. Ta có những yếu tố sắc tộc. Ta có các tổ chức võ trang. Ta có những hành vi tàn ác tệ hại nhất đang tiếp diễn và ta có một dân số thường dân bị đẩy vào tình trạng rất nguy hiểm.”
Mia Farrow nói rằng việc thẩm định khả năng đáng sợ này của cô phù hợp với kết quả các cuộc thẩm định của những giới chức Liên Hiệp Quốc khác, đáng kể là của giám đốc cơ quan nhân đạo Liên Hiệp Quốc John Ging.
Cô kêu gọi sự can thiệp ngoại giao ở cấp cao để bảo vệ thường dân và các cơ quan trợ giúp tại Cộng Hòa Trung Phi. Cô nói rằng Liên Hiệp Quốc cần một lực lượng lớn hơn và mạnh hơn để tìm cách đem lại ổn định tại nước này.
UNICEF nói rằng một nửa trong số 4,6 triệu dân của Cộng Hòa Trung Phi dưới tuổi 18. Tổ chức vừa kể nói rằng khoảng 400.000 người đã bỏ nhà đi lánh nạn từ tháng 12 năm ngoái, khi các phiến quân Seleka bắt đầu nổi loạn chống lại Tổng thống Francois Bozive, là người họ đã lật đổ hồi tháng Ba.
UNICEF nói rằng dân chúng chạy đi lánh nạn không có gì nhiều hơn là bộ quần áo che thân. Tổ chức vừa kể cũng cho biết các gia đình quá sợ hãi phải trở về đồng ruộng của họ và không thể sản xuất lương thực để nuôi thân. UNICEF cũng nói rằng cứ 10 trẻ em thì có 7 em vẫn còn chưa đi học.
Đại sứ Thiện Chí của Liên Hiệp Quốc Mia Farrow nói rằng, tình trạng ngày càng tệ hơn tại nước này đặc biệt tác động tai hại nặng nề đối với phụ nữ và trẻ em. Cô nói rằng sẽ quá trễ cho thế giới để chú ý tới nhu cầu cấp bách của dân chúng tại quốc gia này.
“Tình trạng này đã được nói tới như một cuộc khủng hoảng bị bỏ quên. Nhưng tôi nghĩ rằng đó là một từ sử dụng không đúng bởi vì điều đó hàm ý rằng đã có thời nó được nhớ tới. Tôi nghĩ rằng từ thích hợp nhất để đề cập tới Cộng Hòa Trung Phi là một dân số bị bỏ rơi bởi vì thế giới thật sự đã quay mặt đi.”
Mia Farrow nói rằng cô hiểu nỗi khó khăn của việc gây chú ý tới Cộng Hòa Trung Phi khi người ta đang gắn liền với những biến cố khủng khiếp đang diễn ra tại Philippines và Syria.
Tuy nhiên cô nói rằng cô tin là thế giới có phương tiện và lòng trắc ẩn để giúp đỡ các trẻ em tại Cộng Hòa Trung Phi, là những người cũng có giá trị ngang với trẻ em tại các quốc gia đang gặp khủng hoảng khác.