ÐÀI BẮC —
Ðài Loan cho biết sẽ tiếp tục thực thi hình phạt tử hình, bất chấp những lời kêu gọi của quốc tế yêu cầu chấm dứt hình phạt này. Theo tường trình của thông tín viên VOA Ralph Jennings từ Ðài Bắc, có sự ủng hộ rộng rãi của quần chúng dành cho hình phạt tử hình.
Ðài Loan đã hành quyết 15 người kể từ năm 2010, khi chấm dứt lệnh cấm không chính thức trong 5 năm hình phạt tử hình. 6 người đã bị xử tử trong vòng hành quyết mới nhất hồi tháng 12 năm ngoái.
Các vụ xử bắn đã khơi ra phẫn nộ từ phía các nước thành viên của Liên Hiệp châu Âu và các tổ chức nhân quyền. Tuần trước, Hội Ân xá Quốc tế đã trao cho Ðài Loan một thư thỉnh nguyện kêu gọi đình chỉ án tử hình với hơn 100 ngàn chữ ký của các công dân Pháp.
Thứ trưởng Tư pháp Trần Thủ Hoàng nói với đài VOA rằng chỉ có những kẻ sát nhân giết hại hơn 1 người hay sử dụng bạo lực mới bị án tử hình. Ông nói chính phủ đang mưu tìm sự thông cảm của những người chỉ trích.
Ông Trần nói Ðài Loan đã tiếp xúc với các nhà ngoại giao ở các nước thuộc Liên hiệp châu Âu và các phái bộ ngoại giao trên khắp thế giới để giải thích, bằng lời lẽ cụ thể, các lý do khiến Ðài Loan phải áp dụng án tử hình.
Các cuộc thăm dò công luận ở Ðài Loan cho thấy 77 phần trăm ủng hộ án tử hình. Những vụ như vụ sát hại một cậu bé 10 tuổi hồi tháng 12 đặc biệt khích lệ sự ủng hộ của công chúng.
Cũng khó mà có đủ chỗ dành cho các can phạm bị tù chung thân.
Nhưng bất chấp các lợi ích về chính trị và hậu cần, vẫn còn nhiều thắc mắc. Cách đây 2 năm, Tổng thống Ðài Loan đã tạ lỗi về việc hành quyết lầm một quân nhân bị cáo buộc sát hại một em nhỏ vào năm 1996.
Và, một số quan sát viên nói rằng sự chỉ trích của quốc tế nhắm vào quyết định của Ðài Loan có thể làm suy giảm các nỗ lực muốn tự phân biệt mình, về mặt ngoại giao, với Trung Quốc, nước vẫn đòi chủ quyền Ðài Loan và cũng áp dụng án tử hình.
Kể từ khi ông Mã Anh Cửu lên nhậm chức vào năm 2008, ông đã tìm cách sử dụng cái được gọi là “quyền lực mềm” để nêu bật các thành quả văn hóa và nhân đạo của Ðài Loan mà Trung Quốc không sánh kịp.
Bà Lâm Hân Di, giám đốc điều hành của Liên minh Ðài Loan đòi chấm dứt án tử hình, nói rằng sự chỉ trích về nhân quyền từ nước ngoài sẽ gây phương hại cho lý tưởng “quyền lực mềm.”
Bà Lâm nói nhân quyền tiêu biểu cho khả năng tốt nhất để Ðài Loan bầy tỏ quyền lực mềm của mình. Bà nói, khi so sánh các thành tích nhân quyền của Ðài Loan và Trung Quốc, chính phủ Ðài Loan có thể nói có thể nói được thế giới coi là ưu việt về mặt dân chủ, tự do và sức mạnh về nhân quyền. Nhưng nay, theo bà, bỗng dưng người ta có thể coi như Trung Quốc có tiến bộ.
Trong tháng này, Bộ Ngoại giao nói rằng những lời chỉ trích của nước ngoài đối với án tử hình sẽ không tác động đến bang giao với các nước khác.
Ðài Loan đã hành quyết 15 người kể từ năm 2010, khi chấm dứt lệnh cấm không chính thức trong 5 năm hình phạt tử hình. 6 người đã bị xử tử trong vòng hành quyết mới nhất hồi tháng 12 năm ngoái.
Các vụ xử bắn đã khơi ra phẫn nộ từ phía các nước thành viên của Liên Hiệp châu Âu và các tổ chức nhân quyền. Tuần trước, Hội Ân xá Quốc tế đã trao cho Ðài Loan một thư thỉnh nguyện kêu gọi đình chỉ án tử hình với hơn 100 ngàn chữ ký của các công dân Pháp.
Thứ trưởng Tư pháp Trần Thủ Hoàng nói với đài VOA rằng chỉ có những kẻ sát nhân giết hại hơn 1 người hay sử dụng bạo lực mới bị án tử hình. Ông nói chính phủ đang mưu tìm sự thông cảm của những người chỉ trích.
Ông Trần nói Ðài Loan đã tiếp xúc với các nhà ngoại giao ở các nước thuộc Liên hiệp châu Âu và các phái bộ ngoại giao trên khắp thế giới để giải thích, bằng lời lẽ cụ thể, các lý do khiến Ðài Loan phải áp dụng án tử hình.
Các cuộc thăm dò công luận ở Ðài Loan cho thấy 77 phần trăm ủng hộ án tử hình. Những vụ như vụ sát hại một cậu bé 10 tuổi hồi tháng 12 đặc biệt khích lệ sự ủng hộ của công chúng.
Cũng khó mà có đủ chỗ dành cho các can phạm bị tù chung thân.
Nhưng bất chấp các lợi ích về chính trị và hậu cần, vẫn còn nhiều thắc mắc. Cách đây 2 năm, Tổng thống Ðài Loan đã tạ lỗi về việc hành quyết lầm một quân nhân bị cáo buộc sát hại một em nhỏ vào năm 1996.
Và, một số quan sát viên nói rằng sự chỉ trích của quốc tế nhắm vào quyết định của Ðài Loan có thể làm suy giảm các nỗ lực muốn tự phân biệt mình, về mặt ngoại giao, với Trung Quốc, nước vẫn đòi chủ quyền Ðài Loan và cũng áp dụng án tử hình.
Kể từ khi ông Mã Anh Cửu lên nhậm chức vào năm 2008, ông đã tìm cách sử dụng cái được gọi là “quyền lực mềm” để nêu bật các thành quả văn hóa và nhân đạo của Ðài Loan mà Trung Quốc không sánh kịp.
Bà Lâm Hân Di, giám đốc điều hành của Liên minh Ðài Loan đòi chấm dứt án tử hình, nói rằng sự chỉ trích về nhân quyền từ nước ngoài sẽ gây phương hại cho lý tưởng “quyền lực mềm.”
Bà Lâm nói nhân quyền tiêu biểu cho khả năng tốt nhất để Ðài Loan bầy tỏ quyền lực mềm của mình. Bà nói, khi so sánh các thành tích nhân quyền của Ðài Loan và Trung Quốc, chính phủ Ðài Loan có thể nói có thể nói được thế giới coi là ưu việt về mặt dân chủ, tự do và sức mạnh về nhân quyền. Nhưng nay, theo bà, bỗng dưng người ta có thể coi như Trung Quốc có tiến bộ.
Trong tháng này, Bộ Ngoại giao nói rằng những lời chỉ trích của nước ngoài đối với án tử hình sẽ không tác động đến bang giao với các nước khác.