Đường dẫn truy cập

Ðại diện Taliban đặt câu hỏi về các điều kiện đàm phán của chính phủ


Nhà lãnh đạo Hồi giáo Maulana Abdul Aziz
Nhà lãnh đạo Hồi giáo Maulana Abdul Aziz
Các cuộc đàm phán nhằm kết thúc nhiều năm bạo động chủ chiến tại Pakistan đã gặp ngay trở ngại chỉ một ngày sau khi đàm phán bắt đầu giữa chính phủ và phe Taliban ở Pakistan.

Hôm thứ Sáu, một thành viên trong nhóm ba nhân vật được chỉ định đàm phán của Taliban đã đặt câu hỏi về một điều kiện của chính phủ đòi các cuộc đàm phán được tổ chức trong khuôn khổ của hiến pháp Pakistan.

Nhà lãnh đạo Hồi giáo Maulana Abdul Aziz cho rằng kinh Coran, chứ không phải là hiến pháp, là văn kiện duy nhất nên được tôn trọng.

Ông nói rằng: "Taliban không công nhận hiến pháp, mà anh cứ nhất quyết rằng đàm phán phải tuân theo hiến pháp. Anh nên nói rằng các cuộc đàm phán nên tuân theo kinh Coran thì các vấn đề mới có thể tiến triển được. Còn khi anh đặt ra điều kiện này, nó sẽ trì hoãn quá trình thôi”.

Nhóm Tehreek-e-Taliban, một nhóm bảo trợ cho các chiến binh Hồi giáo chống lại chính phủ Pakistan, nhắm mục tiêu áp đặt hình thức luật Hồi giáo khắt khe của họ lên cả nước.

Bản thân Taliban không đưa ra thông báo trực tiếp nào về các cuộc hòa đàm.Bộ trưởng thông tin Pervaiz Rashid hôm thứ Sáu nói chính phủ vẫn cam kết với tiến trình hòa đàm.

Những nỗ lực trước đó nhằm kết thúc hoạt động chủ chiến thông qua thương thuyết đã thất bại.

Một chuyên gia chống khủng bố Pakistan ở Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia có trụ sở tại Washington, ông Michael Kofman, tin rằng các cuộc đàm phán cũng sẽ đi theo hướng cũ mà thôi.

“Cá nhân tôi không nghĩ nó sẽ thành công. Lý do tại sao tôi nghĩ như vậy là vì thực sự không có động lực cho phe Taliban đàm phán với chính phủ. Họ thực sự đang nằm ở vế thắng trong phương trình.”

Ông Kofman cũng cảm thấy rằng có rất ít sự hỗ trợ cho đàm phán từ phía quân đội Pakistan đầy quyền lực, lực luợng đã chịu tổn thất đáng kể trong các cuộc chiến đấu chống lại các phần tử chủ chiến.

Ông Kofman nói cũng còn tuỳ thuộc nhiều vào loại quyền lực nào mà nhóm Taliban của Afganishtan sẽ tập hợp được ở nước láng giềng của Afghanistan một khi Hoa Kỳ và các lực lượng quốc tế rời khỏi quốc gia này vào cuối năm 2014.

“Bây giờ họ đang nhìn vào các cuộc đàm phán của Taliban ở Afghanitan với Kabul và họ nói để xem loại thỏa thuận nào mà Taliban ở Afghanistan có thể đạt được, bởi vì nếu Taliban của Afghanistan có thể có được một thỏa thuận tốt thì điều này nghĩa là họ có thể có được vị thế đàm phán tốt hơn nhiều với Islamabad, đúng không?”.

Quân Taliban ở Pakistan lẩn trốn trong các khu vực miền núi biên giới giữa hai nước. Ông Kofman nói quan điểm của ông không nhất thiết phản ánh quan điểm của tổ chức của ông.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG