Đường dẫn truy cập

Đặc sứ Nhật đến TQ tìm cách xoa dịu tranh chấp biển đảo


Đặc sứ Natsuo Yamaguchi (giữa) tại Sân bay Quốc tế Bắc Kinh, ngày 22/1/2013.
Đặc sứ Natsuo Yamaguchi (giữa) tại Sân bay Quốc tế Bắc Kinh, ngày 22/1/2013.

Dãy đảo tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc

Dãy đảo tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc

  • Người Nhật gọi Senkaku, người Trung Quốc gọi Điếu Ngư.

  • Gồm 8 đảo không người ở.

  • Nằm trong khu vực có nhiều dầu khí và thủy sản phong phú.

  • Diện tích đất tổng cộng của 8 đảo là 6 kilomet vuông.
Một vị đặc sứ của đảng đương quyền Nhật Bản đang có mặt ở Trung Quốc để dự các cuộc đàm phán nhằm giảm bớt những căng thẳng trong cuộc tranh chấp lãnh thổ đầy cay đắng với Bắc Kinh.

Đặc sứ Natsuo Yamaguchi đã đến Bắc Kinh hôm nay, nơi ông trao lại một bức thư của Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe.

Ông Yamaguchi hy vọng sẽ gặp nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc Tập Cận Bình, và các giới chức cao cấp khác trong chuyến đi 4 ngày tới thăm Trung Quốc.

Trước đó, ông Yamaguchi bày tỏ hy vọng rằng chuyến viếng thăm này sẽ giúp bình thường hóa các quan hệ và dẫn tới một hội nghị thượng đỉnh Nhật-Trung.

Ông Yamaguchi là nhà lập pháp đầu tiên của Nhật bản đến thăm Trung Quốc kể từ khi chính quyền diều hâu của Thủ Tướng Abe lên nắm quyền tại Nhật bản hồi tháng 12 năm ngoái.

Cả hai bên mới đây đã ra những dấu hiệu cho thấy họ đã sẵn sàng xuống thang cuộc tranh chấp về chủ quyền của các hòn đảo không người ở trong Biển Đông Trung Hoa.

Tuần trước, ông Giả Khánh Lâm, Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị, là cơ quan tư vấn chính trị hàng đầu của Trung Quốc, kêu gọi đàm phán.

Ông Giả nói Trung Quốc xem các mối quan hệ với Nhật bản là “vô cùng quan trọng.”

Cuộc tranh chấp đã xấu đi đáng kể hồi năm ngoái, sau khi Nhật Bản quốc hữu hóa một số hòn đảo thuộc quần đảo mà họ gọi là Senkaku mà người Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.

Tuy nhiên bất chấp cuộc tranh chấp đang được xoa dịu, hiện vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy bất cứ nước nào có ý định giảm thiểu đòi hỏi chủ quyền các hòn đảo trong vòng tranh chấp, nằm giữa vùng biển có nguồn hải sản phong phú và tiềm năng dầu khí lớn.

Đặc sứ Nhật bản Yamaguchi nói với các nhà báo rằng Nhật bản vẫn coi các hòn đảo liên hệ là lãnh thổ của Nhật, và không thừa nhận một cách chính thức là có một cuộc tranh chấp về chủ quyền của các đảo này.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm nay trích lời một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao nước này nói rằng “cái gọi là sự hiện hữu cũng như quyền kiểm soát của Nhật bản” trên khu vực này là “bất hợp pháp và không có hiệu lực.”

Mặc dù cho tới nay chưa có cuộc đụng độ nào, cả hai nước đã điều chiến đấu cơ phản lực tới quần đảo tranh chấp trong những tuần lễ gần đây, khơi lên những lo sợ về một cuộc xung đột giữa hai nền kinh tế lớn nhất của Á Châu.

Nhật Bản sáp nhập các hòn đảo nhỏ này vào cuối thế kỷ 19.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên quần đảo mà họ gọi là Điếu Ngư Đài hồi năm 1971, nói rằng các bản đồ cổ đại cho thấy quần đảo này thuộc chủ quyền của Trung Quốc trong suốt nhiều thế kỷ.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG